Vì sao con người phải thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật lan 2
Vì sao con người phải thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật lan 2
Giống như các bước tiến về khoa học kỹ thuật trong lịch sử, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu cầu càng lúc càng tăng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử trong khi sức lực và khả năng (sinh học) của con người có hạn không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày càng tăng ấy, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số lượng và tính chất cũng có giới hạn, không thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong cuộc sống. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp bách đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kỹ thuật, công nghệ để khắc phục những khó khăn và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng gắt gao nhân loại. Đồng thời, do sống gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên (gió, bão, mưa, sấm chớp, lũ lụt, động đất,...) và chịu nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ chúng, con người buộc phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học để hiểu rõ về tự nhiên nhằm khắc phục các tác hại và tận dụng các thuận lợi của tự nhiên cho mình.
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của:
a) Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất
b) Cách mạng công nghiệp
c) Cách mạng văn minh tin học
d) Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của:
a) Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất
b) Cách mạng công nghiệp
c) Cách mạng văn minh tin học
d) Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai
So sánh sự khác biệt giữa cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ nhất và thứ hai
Những thành tựu chủ chủ yếu của
► Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất
- Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
- Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
- Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
- Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
- Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
- Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
- Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
- Kepler đã đưa ra 3 định luật về sự chuyển động của các thiên thể.
- Galileo Galilei, một nhà thiên văn học người Ý đã chế tạo ra kính thiên văn để quan sát bầu trời.
- Isaac Newton : 3 định luật mang tên ông mà nổi bật là định luật Vạn vật hấp dẫn.
- Về hóa học, Joseph Priestley là một luật sư người Anh đã khám phá ra ôxy.
- Một phát minh vĩ đại về mặt hóa học là Bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học Nga.
- Y học cũng có nhiều tiến bộ. Adreas Vesalius, một nhà khoa học người Bỉ đã cho in cuốn sách về cấu trúc cơ thể người.
- Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland, đã đưa ra lí thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ mà trong khoảng mắt người nhìn thấy được. - Tới năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh được tốc độ khác nhau của các loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên Hertz để đặt cho đơn vị đo chu kì.
- Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Röntgen đã tạo ra một loại tia có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn, ánh sáng không thể xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X.
- Năm 1898, hai ông bà Pierre Curie và Marie Curie đã tinh chế được chất radium và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.
- Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là năm 1876 Alexander Graham Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên. 1879 Thomas A. Edison đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc sống.
.....
Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
Trong các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, thành tựu nào là quan trọng nhất? vì sao?
trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.
Vì sao cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai lại ảnh hưởng đến môi trường và làm xuất hiện những loại dịch bệnh mới? Theo em, con người cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của cộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại.
Mặc dù mang lại những thành tựu to lớn nhưng cũng có những hậu quả tiêu cực. Vì hiện nay sau cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật con người đã sáng tạo ra nhiều loại vũ khí có sức tàn phá và hủy diệt cuộc sống. Những phát minh chưa được thông qua kiểm duyệt thì đã có sự lén lút sử dụng. Hay những tàu vũ trụ, tên lửa hạt nhân,... được thí nghiệm nhưng không có sự an toàn, có thể gây cháy nổ. Từ những vụ cháy nổ này đã tích tụ dần dần và tạo nên những 'bãi rác' vũ trụ. Chính điều đó đã tạo nên sự ô nhiễm môi trường không hề nhẹ. Theo em con người cần phải áp dụng khoa học kĩ thuật đúng mục đích và phải thông qua kiểm duyệt mới sử dụng
biện pháp để hạn chế tác động của cuộc cách mạng KH-KT sau chiến tranh thế giới thứ 2
cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945 đến nay đã tác động như thế nào ? bài học cho loài người là gì khi tiếp thu những thành tựu trên?
Tác động:
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động tích cực đối với cuộc sống con người. Nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra) : chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới...
nêu ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc CM KH-KT thứ 2? thái độ của em trước cuộc CM đó
Ý nghĩa:
- Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.
- Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
Tác động:
- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.