Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Nguyen Thi Tra My
Xem chi tiết
Ánh Thuu
29 tháng 11 2017 lúc 20:03

Tình hình nông nghiệp thời Lý :

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, do nông dân canh tác và nộp thuế

- Khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê.

- Cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo

Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa : Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển - thể hiện quan hệ gần gũi, hòa đồng của vua đối với nhân dân

Bình luận (0)
Ánh Thuu
29 tháng 11 2017 lúc 20:07

*Thủ công nghiệp

- Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng phát triển

- Nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm... được mở rộng

- Xây dựng được các công trình lớn : Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh

*Thương nghiệp

- Việc buôn bán trong nước và với nước ngoài được mở rộng

- Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất

Bình luận (0)
ngô thanh thanh tú
Xem chi tiết
Khánh Hạ
5 tháng 11 2017 lúc 11:08

- Triều đại nhà Lý bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – triều đại này tồn tại tổng cộng là 216 năm.

- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý:

Hỏi đáp Lịch sử

- So sánh:

Ta có sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:
Hỏi đáp Lịch sử

+ Nhận xét: Đối với nhà Lý, ta thấy tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh. Còn đối với nhà Tiền Lê, ta có thể thấy tổ chức bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, chưa chặt chẽ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Lê Thị Trang
6 tháng 11 2018 lúc 8:10

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách:
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

Vì:

- Sẽ làm cho tù trưởng không bị lợi dụng bởi nhà Tống.

- Thoát khỏi thế gọng kìm của Cham-pa và nhà Tống.

Bình luận (0)
Ánh Thuu
28 tháng 11 2017 lúc 20:42

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...
=> Vì để quy định chặt chẽ mọi việc, tránh thời cơ bị nước ngoài xâm lược, tăng tính hữu nghị trong và ngoài nước,...

Bình luận (0)
Minh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nagisa Motomiya
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 11 2016 lúc 20:03

2.Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.

Bình luận (0)
nguyễn trâm ngọc linh
28 tháng 11 2016 lúc 19:48

đúng ko vậy bạn

Bình luận (0)
Đỗ Thị Cẩm Lan
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Quốc Anh
26 tháng 12 2016 lúc 20:28

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Bình luận (2)
Phan Thùy Linh
26 tháng 12 2016 lúc 20:28

Nhà Lý dời đô về Đại La do đây là ở trung tâm của đất nước và đồng bằng rộng lớn màu mỡ khác với ở Hoa Lư vùng núi hiểm trở đi lại khó khăn và không ở trung tâm của đất nước. => Thuận lợi cho việc phát triển đất nước.

Bình luận (2)
Sự sống hay cái chết
24 tháng 11 2017 lúc 15:29

Vì địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Bình luận (0)
Vũ Ánh
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
14 tháng 11 2016 lúc 7:46

nhà Trần duy trì qua 12 vị vua

nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.

Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội,giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

Bình luận (0)
Tran Le Thao Vy
21 tháng 11 2016 lúc 7:03

1 .nói về thành Đại La ( Thăng Long thời Lý)

2nói về thời Trần (như bạn anh thư)

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Ngọc Duyên
24 tháng 11 2017 lúc 19:10

1. - Sự kiện lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích dưới đây là việc Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đô cũ của Cao Vương.

- Hiểu biết của e về sự kiện này là: Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long đây là nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

2. Hiểu biết của e về triều đại nhà Trần là:

Cuối thế kỉ XII nhà Trần hình thành. Bộ máy nhà Trần cũng tương tự nhà Lý nhưng chặt chẽ hơn. Nhà Trần quan tâm nhất vào quân đội, họ còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu. Quân đội nhà Trần gồm cấm quân và quân ở các lộ.

Tick mk nhak bảo đảm 100% ko chép mạng, tự làm nhé!

Bình luận (3)
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
naruto
23 tháng 11 2016 lúc 14:25

ntn là gì?

Bình luận (1)
Trang Đoàn
23 tháng 11 2016 lúc 19:23

như thế nào nha bạn

Bình luận (0)
Lê Kim Ánh Trân
2 tháng 12 2016 lúc 20:31

À mk bt

Bình luận (0)
Lù Phương Thảo
Xem chi tiết
Hưng Trần
21 tháng 11 2017 lúc 20:17

Văn minh, hiện đại nhưng Hà Nội vẫn giữ được nét truyền thống cổ kính, là một trong những nơi đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam.

CHÚC BẠN HỌC TỐT ♪♫♬

Bình luận (1)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Isolde Moria
28 tháng 11 2016 lúc 17:36

Bạn xem ở câu dưới nhé !

Bình luận (1)
Isolde Moria
28 tháng 11 2016 lúc 17:40

Câu hỏi của Nguyễn Đăng Thảo Ngân - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (0)