Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

học
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
18 tháng 10 2018 lúc 18:42

* Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giec-man đã:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây-gốt, Đông-gốt,… Sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a,…

- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phân nhiều hơn.

- Người Giec-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.

* Tác động:

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

⟹ Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu được hình thành.

Bình luận (0)
đỗ lê nhật hà
18 tháng 10 2018 lúc 18:43

- Khi tràn vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma người Giéc-man đã:

+ Thành lập vương triều mới của họ.

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho nhau.

- Tác động:

+ Người Giéc-man có nhiều ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

+ Còn nô lệ và nông dân biến thành giai cấp nông nô.

-> Hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

Bình luận (0)
lương ngọc ly na
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 10 2018 lúc 23:10

Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu

Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt. Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt v.v... mà sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý (I-ta-li-a) v.v...

Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước...

Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.


Bình luận (0)
Đào Mai Giang
Xem chi tiết
Thời Sênh
7 tháng 10 2018 lúc 19:46

a) Nhìn vào bức tranh có thể thấy khung cảnh hội chợ buôn bán rất tập nập, đông đúc. Điều này cho thấy kinh tế rất phát triển.

b) Các thị trấn

c)

– Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

- Hằng năm, họ tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Lan Anh
Xem chi tiết
Huyền Anh Lê
2 tháng 10 2018 lúc 16:19

Trần Ngọc Lan Anh là đóng kín hay đông kín vậy

Bình luận (0)
Lê Văn Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
29 tháng 9 2018 lúc 8:54

Đời sống trong lãnh địa phong kiến ở châu Âu?

- Lãnh chúa: sống sung sướng, xa hoa. Sống dựa trên sự bóc lột giai cấp nông nô.

- Nông nô: đời sống cực khổ, phải nộp tô, thuế cho lãnh chúa.

- Đặc trưng: là 1 đơn vị kinh tế - chính trị độc lập mang tính chất tự cung tự cấp.

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
29 tháng 9 2018 lúc 9:12

* Đời sống trong lãnh địa phong kiến ở châu Âu:

+ Lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa.

+ Họ không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ.

+ Nông nô bị bóc lột áp bức nặng nề,..

Bình luận (0)
Doraemon
3 tháng 11 2018 lúc 9:40

* Lãnh địa phong kiến:

- Những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được nhanh chóng bị biến thành khu đất riêng của mình, đó là lãnh địa phong kiến.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị - kinh tế riêng như một nhà nước thu nhỏ.

- Lãnh chúa xây dựng nơi ở của mình trong lãnh địa như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,…

- Phần đất xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy,… lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô thuế.

* Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

- Lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa.

- Họ không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ.

- Họ còn đối xử tàn nhẫn với nông nô.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Ngân
Xem chi tiết
Địch Kỳ Nhi
28 tháng 9 2018 lúc 19:47

Lãnh địa phong kiến:
+ kinh tế: tự túc, tự cấp
+ hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công
+ Xã hội: lãnh chúa, nông nô
Thành thị trung đại:
+ kinh tế: trao đổi mua bán hàng hoá
+ hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp
+ Xã hội thợ thủ công, thương nhân

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huyền
28 tháng 9 2018 lúc 19:49

Lãnh địa phong kiến

- Kinh tế: Tự cung, tự cấp

- Hình thức sản xuất: Nông nghiệp, thủ công

- Xã hội: Lãnh chúa - Nông nô

Thành thị trung đại

- Kinh tế: Trao đổi, mua bán hàng hóa

- Hình thức sản xuất: Thủ công nghiệp,thương nghiệp

- Xã hội: Thợ thủ công - Thương nhân

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 9 2018 lúc 19:50

Lãnh địa:
+ kinh tế: nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp.
+ hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công.
+ Xã hội: lãnh chúa, nông nô.
Thành thị trung đại:
+ kinh tế: hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp.
+ Xã hội thợ thủ công, thương nhân.

Bình luận (0)
DTD2006ok
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 9 2018 lúc 19:17

*giống: đều do người nước ngoài đến cai trị ấn độ
*khác:
_vương triều hồi giáo Đê-li áp đặt tôn giáo,phân biệt đối xử...nên thời gian tồn tại ngắn
_vương triều Mô-gôn thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,đặc biệt là dưới thời hoàng đế A-cơ-ba nên kinh tế ấn độ phát triển mạnh mẽ.tuy nhiên, đến thời con cháu của A-cơ-ba là Sa-gia-han và....(mình quên tên rồi) thì không còn được lòng dân như trước.kết quả là đến thời của Ao-reng-dép,vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn độ,thực dân Anh đã xâm chiếm toàn bộ nước ấn

Bình luận (0)
Fa Châu De
28 tháng 9 2018 lúc 19:41

Giống: Đều là những vương triều Ấn Độ. Phần lớn lãnh thổ nằm ở phía Bắc Ấn Độ ngày nay.

Khác: Vương triều Gúp-ta: hình thành vào thế kỉ IV ( Năm 320 ) tới thế kỷ VI ( năm 550 ). Đây là thời kỳ "Hoàng kim của Ấn Độ". Phát triển mạnh trong các lĩnh vực: khoa học, toán học, thiên văn học, tôn giáo, triết học, kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển trong các ngành nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,… Đã có chữ viết riêng, Đạo Bà La Môn, Hin-đu giáo, Phật giáo phát triển.

Vương triều Hồi giáo Đê-li: hình thành vào đầu thế kỷ XIII ( năm 1206 ) tới thế kỷ XVI ( năm 1526). Kinh đô Đê-li là "một trong những thành phố lớn nhất thế giới". Giao lưu văn hóa, buôn bán các quốc gia Đông-Tây. Truyền bá, áp đặt, Hồi giáo lên các người dân theo Phật giáo, đạo Bà-La-Môn, Hin-đu giáo. Dành quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Thi hành nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước. Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo của người dân.

Bình luận (0)
linh linhnhi
Xem chi tiết
Lê Ngân
27 tháng 9 2018 lúc 20:53

Sau cuộc phát kiến địa lý, các thương nhân đi theo con đường đã tìm thấy để vận chuyển hàng hóa của mình đến thị trường mới để buôn bán. Để tiện cho việc mua bán, các thương nhân lập ra các hội chợ. Về sau nó trở thành thành thị trung đại.

Chắc chắn đúng vì bài này mình học rồi!

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Như
Xem chi tiết
người thầm lặng
20 tháng 9 2018 lúc 5:56

* kinh tế

_ lãnh chúa : không bao giờ phải lao động, sống cực kì xa hoa

_ phải lao động, nộp tô thuế nặng nề, sống đói nghèo, cực khổ, bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn

Bình luận (0)
lê huân
20 tháng 9 2018 lúc 10:57

-sống xa hoa sung sướng. họ không phải lao động, suốt ngày chỉ vui chơi hộ hè, tập bắn cung, cưỡi ngựa.

- sống nghèo nàn cực khổ. lao động không ngừng nghỉ, khi thì no khi thì đói. làm việc cật lực mà tiền công thì ít.

Bình luận (0)
Trần Phước Cao Sơn
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
6 tháng 9 2018 lúc 20:26

- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:

Nội dung

Kinh tế lãnh địa

Kinh tế thành thị

Sản xuất chủ yếu

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Tính chất

Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng.

Vai trò

Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến

Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Thu Hương
6 tháng 9 2018 lúc 20:34

- Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.

- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:

Nội dung

Kinh tế lãnh địa

Kinh tế thành thị

Sản xuất chủ yếu

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Tính chất

Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng.

Vai trò

Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến

Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển

Bình luận (0)