Bài 1: Pháp luật và đời sống

An
Xem chi tiết
ngô thị phương thảo
Xem chi tiết
Chu Thị Cẩm Anh
9 tháng 1 2019 lúc 15:29

Đạo đức là những quy tắc xử sự điều chỉnh thái độ, hành vi con người một cách tự giác bởi niềm tin, lương tâm và dư luận xã hội, vì thế nó mang tính tự nguyện và không bắt buộc. Việc đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào các quy phạm pháp luật là cách nhà nước dùng sức mạnh quyền lực để bảo vệ các giá trị đạo đức, đảm bảo cho các quy phạm đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.

Ví dụ: Câu tục ngữ

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Đây là một trong những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Câu tục ngữ muốn nói đến công lao trời biển của cha mẹ thông qua hai hình ảnh so sánh là núi Thái Sơn và nước trong nguồn. Qua đó, nói lên bổn phận và trách nhiệm của người con đối với cha mẹ của mình. Tuy nhiên, ở đây quy tắc đạo đức này đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 70 khoản 2, luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Như vậy, nhờ có pháp luật mà các giá trị đạo đức được bảo vệ và thể hiện tính bắt buộc hơn trong sự đời sống xã hội.

Bình luận (0)