Bài 1. Đặc điểm của cơ thể sống

Nguyễn Tiến Tành
Xem chi tiết
Nhã Yến
9 tháng 8 2018 lúc 13:54

- Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần : biểu bì bao bọc bên ngoài ,thịt lá ở bên trong ,các gân lá xen giữa các phần thịt lá .

- Chức năng của mỗi phần :

+ Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào ko màu trong suốt , xếp xít nhau,trên biểu bì có những lỗ khí ,lỗ khí thông với các khoang chứa ko khí ở bên trong phiến lá .

Tóm lại, biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

+ Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng ,có nhiều lục lạp ở bên trong .Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

+ Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá , gồm các bó mạch gỗ và mạch rây .Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 8 2018 lúc 15:58

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì, thịt lá, gân lá.

* Biểu bì:

- Vị trí: bao bọc bên ngoài phiến lá.

- Cấu tạo: gồm một lớp tế bào, tế bào có thành ngoài dày hơn thành trong, không màu, xếp sít nhau; trên biểu bì có tế bào khí khổng .

- Chức năng: bảo vệ phiến lá, trao đổi khí, thoát hơi nước.

* Thịt lá:

- Vị trí: nằm phía dưới biểu bì.

- Cấu tạo: gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

- Chức năng: thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu có cho cây.

* Gân lá:

- Vị trí: nằm xen giữa phần thịt lá.

- Cấu tạo: gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân.

- Chức năng vận chuyển nước và các chất hữu cơ.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 11:50

Cấu tạo trong phiến lá gồm: biểu bì, thịt lá và gân lá.

Chức năng:

+ Biểu bì: bảo vệ và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

+ Thịt lá: chế tạo chất hữu cơ, chứa và trao đổi khí.

+ Gân lá: vận chuyển các chất.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Tành
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 21:11

Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm: Quả có hương vị thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng là thức ăn cho động vật hoặc gai hay nhiều móc bám vào lông động vật,

VD: Quả xấu hổ, quả ké, quả ớt

Quả và hạt phát tán nhờ gió đặc điểm là quả có cánh hoặc túm lông nhẹ nên có thể bị gió thổi đi rất xa

VD: Quả trâm bầu, hạt hoa sữa, quả bồ công anh

Quả và hạt tự phát tán có đặc điểm: Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung ra ngoài

VD: Quả chi chi, quả cải, quả đậu.

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 8 2018 lúc 22:49

1. Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với phát tán nhờ gió: có cánh, có lông nhẹ để nhờ gió chuyển đi xa.

VD: quả chò, hạt hoa sữa,...

2. Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với tự phát tán: khi chín vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt ra ngoài.

VD: quả cải, quả chi chi,...

3. Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với phát tán nhờ động vật: có gai hoặc có móc để dễ bám vào cơ thể động vật, hay có mùi thơm, vị ngọt, hạt vỏ cứng để thu hút động vật.

VD: quả trinh nữ, quả thông,....

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
16 tháng 8 2018 lúc 14:37

Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió:có cánh,có lông,nhẹ (quả chò,hạt hoa sữa,...)

Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ động vật:có gai hoặc có móc để dễ bám vào cơ thể động vật hoặc là thức ăn của động vật(quả trinh nữ,quả thông,...)

Đặc điểm cảu quả tự phát tán:khi chín vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở vỏ ra để hạt rơi ra bên ngoài(quả đỗ đen,quả cải,...)

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Tành
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 21:11

Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử. Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử. Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con.
Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 8 2018 lúc 22:48

Dương xỉ trưởng thành ------> Túi bào tử -----> Bảo tử ---------> Nguyên tản --------->Dương xỉ non-----> Dương xỉ trưởng thành

Bình luận (0)
Thu Trang Phạm
9 tháng 8 2018 lúc 22:56

Dương sỉ trưởng thành mang theo túi bào tử, bào tử chín rơi xương nơi đất ẩm và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi

\(\Rightarrow\)Nguyên tản dần phát triển thành dương xỉ non rồi trưởng thành

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Tành
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 8 2018 lúc 16:03

Quang hợp : Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục , sử dụng nước , khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ô-xi

sơ đồ :

Nước + Khí cacbônic---- ánh sáng ,chất diệp lục->Tinh bột + Khí ô-xi

(rễ hút từ đất)/ (lá lấy từ không khí)////////////////////////////( trong lá)/(lá nhả ra ngoài môi trường)

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 11:46

- Khái niệm quang hợp: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí cácbônic.

- Sơ đồ quang hợp

ánh sáng

Nước + Khí cacbônic → Tinh bột + Ô xi

Diệp lục

Bình luận (0)
Hắc Hường
9 tháng 8 2018 lúc 11:42

Trả lời:

Quang hợp là gì,Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp,quang hợp,Sinh học Lớp 6,bài tập Sinh học Lớp 6,giải bài tập Sinh học Lớp 6,Sinh học,Lớp 6

Tham khảo: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp - Sinh học Lớp 6 - Bài tập Sinh học Lớp 6 - Giải bài tập Sinh học Lớp 6 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

Bình luận (1)
Nguyễn Tiến Tành
Xem chi tiết
Hắc Hường
9 tháng 8 2018 lúc 11:45

Có các loại biến dạng như : Lá bắt mồi, lá dự trữ , lá biến thành gai , lá vảy, tua cuốn , tay móc

Chức năng của mỗi loại

Biến dạng của lá

Chức năng

Lá bắt mồi

Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trong điều kiện sống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng

Lá dự trữ

Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

Lá biến thành gai

Giảm thoát hơi nước , giúp cây thích nghi với điều kiện môi trường khô hạn

Lá vảy

Bảo vệ cho phần bộ phận thân rễ nằm trong đất

Tua cuốn , tay móc

Giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao

Tham khảo: Bài 2 trang 85 SGK Sinh học 6 - loigiaihay.com

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 11:46

- Lá biến dạng gồm: Lá bắt mồi,lá vảy,lá biến thành gai,tua cuốn,lá dự trữ,tay móc

- Chức năng:

+ Lá biến thành gai (cây xương rồng) giúp cây giảm sự thoát hơi nước-sống được nơi khô hạn.

+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi (cây nắp ấm)

+ Lá biến thành tua cuốn, tay móc giúp cây leo lên (cây mây,cây đậu Hà lan)

+ Lá dự trữ chất dinh dưỡng (củ hành)

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 8 2018 lúc 16:02
Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa. Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được. Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Tành
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 11:50

- Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

- Sơ đồ hô hấp:

Chất hữu cơ + khí ôxi → năng lượng+ khí cacbonic + hơi nước

Bình luận (0)
Nhã Yến
9 tháng 8 2018 lúc 14:16

- Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

-Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp :

Chất hữu cơ + Khí oxi -----> Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước

Bình luận (0)
lethucuyen
9 tháng 8 2018 lúc 17:01

Thế nào là quá trình hô hấp? viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp?

- Hô hấp là quá trình cây lấy ô-xi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

- Sơ đồ quá trình hô hấp:

Chất hữu cơ + Khí ô-xi -----> Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.

Bình luận (0)
Thảo Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
20 tháng 6 2018 lúc 19:22

Câu 1. Kể tên một số sinh vật trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người.

Trả lời:

STT

Tên sinh vật

Nơi sống của sinh vật

Trên cạn

Dưới nước

Cơ thể người

1

Con mèo

+

2

Con cá chép

+

3

Con ghẻ

+

4

Con cá thu

+

5

Con giun đũa

+

6

Con gà

+

7

Con tôm

+

8

Con lợn

+

9

Con cá voi

+

10

Con chấy

+

11

Cá cảnh

+

12

Chim đà điểu

+

Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
20 tháng 6 2018 lúc 19:22

STT

Tên sinh vật

Nơi sống của sinh vật

Trên cạn

Dưới nước

Cơ thể người

1

Con mèo

+

2

Con cá chép

+

3

Con ghẻ

+

4

Con cá thu

+

5

Con giun đũa

+

6

Con gà

+

7

Con tôm

+

8

Con lợn

+

9

Con cá voi

+

10

Con chấy

+

11

Cá cảnh

+

12

Chim đà điểu

+



Bình luận (0)
Hắc Hường
20 tháng 6 2018 lúc 20:00

Trả lời:

STT

Tên sinh vật

Nơi sống của sinh vật

Trên cạn

Dưới nước

Cơ thể người

1

Con mèo

+

2

Con cá chép

+

3

Con ghẻ

+

4

Con cá thu

+

5

Con giun đũa

+

6

Con gà

+

7

Con tôm

+

8

Con lợn

+

9

Con cá voi

+

10

Con chấy

+

11

Cá cảnh

+

12

Chim đà điểu

+

Bình luận (0)
Thảo Anh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
20 tháng 6 2018 lúc 19:17

Khác:

Vật sống

Vật không sống

- có sự trao đổi chất với môi trường

- có khả năng cử động, vận động

- có khả năng lớn lên (sinh trường, phát triển) và sinh sản

- không có sự trao đổi chất với môi trường

- không có khả năng cử động, vận động

- không có khả năng lớn lên (sinh trường, phát triển) và sinh sản

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
20 tháng 6 2018 lúc 19:21

Đề bài

Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau?

Lời giải chi tiết

Vật sống

Vật không sống

- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải).

- Không có sự trao đổi chất.

- Có khả năng lớn lên, sinh sản và phát triển.

- Không lớn lên, sinh sản và phát triển.

Bình luận (0)
Hắc Hường
20 tháng 6 2018 lúc 20:01

Vật sống

Vật không sống

- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải).

- Không có sự trao đổi chất.

- Có khả năng lớn lên, sinh sản và phát triển.

- Không lớn lên, sinh sản và phát triển.

Bình luận (0)
Thảo Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
20 tháng 6 2018 lúc 19:20

Dùng ký hiệu + (có) hoặc – (không) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp.

Bình luận (0)
Hắc Hường
20 tháng 6 2018 lúc 20:01

Bình luận (0)
luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:16

Bình luận (0)
Thảo Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
20 tháng 6 2018 lúc 19:19

Đề bài

a) Quan sát môi trường xung quanh nhà, trường học…) sau đó hãy nêu tên một vài cây, con vật, đồ vật mà em biết. Sau đó hãy chọn ra mỗi loại ví dụ để trao đổi và thảo luận.

VD: Cây đậu con

Con gà con

Hòn đá.

b) Em hãy cho biết

- Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống ?

- Hòn đá (viên gạch, cái bàn,...) có cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại hay không?

- Con gà, cây đậu có lớn lên sau một thời gian được nuôi trồng hay không?

- Từ những điều trên, em hãy nêu những đặc điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.

Lời giải chi tiết

a) VD: Cây đậu con

Con gà con

Hòn đá

b)

- Con gà, cây đậu cần ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng (thức ăn, phân bón, ...), không khí,... để sống

- Hòn đá không cần các điều kiện giống như con gà, cây đậu.

- Sau một thời gian nuôi trồng, cây đậu, con gà lớn lên. Hòn đá thì không có sự thay đổi kích thước.

- Những điểm khác nhau của vật sống và vật không sống: Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ), có sự lớn lên, sinh sản.

Bình luận (0)
Hắc Hường
20 tháng 6 2018 lúc 20:01

a) VD: Cây đậu con

Con gà con

Hòn đá

b)

- Con gà, cây đậu cần ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng (thức ăn, phân bón, ...), không khí,... để sống

- Hòn đá không cần các điều kiện giống như con gà, cây đậu.

- Sau một thời gian nuôi trồng, cây đậu, con gà lớn lên. Hòn đá thì không có sự thay đổi kích thước.

- Những điểm khác nhau của vật sống và vật không sống: Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ), có sự lớn lên, sinh sản.

Bình luận (0)
luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:18

Đề bài

a) Quan sát môi trường xung quanh nhà, trường học…) sau đó hãy nêu tên một vài cây, con vật, đồ vật mà em biết. Sau đó hãy chọn ra mỗi loại ví dụ để trao đổi và thảo luận.

VD: Cây đậu con

Con gà con

Hòn đá.

b) Em hãy cho biết

- Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống ?

- Hòn đá (viên gạch, cái bàn,...) có cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại hay không?

- Con gà, cây đậu có lớn lên sau một thời gian được nuôi trồng hay không?

- Từ những điều trên, em hãy nêu những đặc điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.

Lời giải chi tiết

a) VD: Cây đậu con

Con gà con

Hòn đá

b)

- Con gà, cây đậu cần ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng (thức ăn, phân bón, ...), không khí,... để sống

- Hòn đá không cần các điều kiện giống như con gà, cây đậu.

- Sau một thời gian nuôi trồng, cây đậu, con gà lớn lên. Hòn đá thì không có sự thay đổi kích thước.

- Những điểm khác nhau của vật sống và vật không sống: Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ), có sự lớn lên, sinh sản.

Bình luận (0)