A- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

vũ thị huyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2018 lúc 22:09
Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến nhi
Xem chi tiết
Thời Sênh
1 tháng 10 2018 lúc 20:44

Các sắc tố hòa tan trong cồn nhanh hơn và nhiều hơn nước là vì tốc độ chuyển động của các phần tử của cồn cao hơn nước nên hiện tượng khuếch tán của cồn cũng sảy ra nhanh hơn và nhiều hơn của nước.

Bình luận (0)
Người học tốt
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
9 tháng 9 2018 lúc 10:05

thật ko vậy bạn ơi :v

Bình luận (0)
Rốt Cà
Xem chi tiết
Hoàng Thị Cẩm Tú
5 tháng 9 2018 lúc 22:02

Đây là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).

1. N (Đạm):

Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, rất cần cho các loại cây ăn lá. Đạm là thành phần chính tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây.

Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất.

– Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.

– Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩmcây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine – là một chất gây ung thư rất mạnh.

2. P (Lân):

Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây.

Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin.

Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.

Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.

Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại, …

Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.

– Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.

– Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.

3. K (Kali):

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây.

Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tac động không thuận lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây. Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng lượng đường trong mía.

Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây … Bón K sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng N và P.

– Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô. Cây lúathiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngôthiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.

Bình luận (0)
hoàng thị nga
Xem chi tiết
Hoàn Thiện Sơn
Xem chi tiết
Nhật Linh
8 tháng 4 2018 lúc 18:49

1.Trình bày đặc điểm của các loại quả? Lấy ví dụ?

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).

Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo.

Bình luận (0)
Nhật Linh
8 tháng 4 2018 lúc 18:49

2.Vì sao thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu? Hãy nêu biện pháp bảo quản.

Thức ăn của con người là nguồn chất hữu cơ, cũng là nguồn thức ăn của các vi sinh vật. Trong không khí có sẵn rất nhiều vi sinh vật (vi khuẩn, nấm). Nếu để thức ăn bên ngoài ở điều kiện bình thường, các vi sinh vật sẽ xâm nhập và phân hủy thức ăn tạo thành các chất đơn giản và có thải ra các khí H2S, CH4,.. gây mùi hôi,, thối (hoàn toàn giống như hiện tượng phân hủy các xác sinh vật).

Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu ( kể cả thức ăn chưa chế biến và đã chế biến) cần bảo quản và sử dụng thức ăn theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Bọc, gói, cho vào hộp đựng kín là cách hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật. Cho thức ăn vào tủ lạnh (ngăn mát hoặc ngăn đá) là tạo điều kiện nhiệt độ thấp để ức chế sự phát triển của vi sinh vật (vì vi sinh vật phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 - 40oC) (Tuy nhiên, để rau xanh và thức ăn lâu trong ngăn mát vẫn có thể bị thối vì một số vi sinh vật vẫn có thể hoạt động ở điều kiện lạnh).

Bình luận (0)
Nhật Linh
8 tháng 4 2018 lúc 18:50

3.Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân:
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
Mai Thị Hồng
Xem chi tiết
Giáo Viên
16 tháng 3 2017 lúc 15:10

- Bởi ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1. Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2. Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt đoọng hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

Bình luận (1)
222222222222222222222
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
6 tháng 6 2016 lúc 19:36

-Hãy biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi.

Thu tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá.

Thay đổi thời gian chiếu sáng để gà nuôi công nghiệp đẻ 2 trứng/ngày.

 -Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật ?

+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

+ Thay đổi các yếu tố môi trường.

+ Nuôi cấy phôi.

+ Thụ tinh nhân tạo.

Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật.

+ Lọc, li tâm, điện đi để tách tinh trùng ra 2 loại: 1 loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại có nhiễm sắc thể Y.

Tuỳ theo yêu cầu về đực hay cái mà chọn ra 1 loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 mêtytestôstrêrôn (1 loại hoocmôn lestôstêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

+ Dùng tia tử ngoại chiếu lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn. Tằm đực cho nhiều tơ.

+ Xác định giới tính của phôi bằng cách phát hiện thể ba (tế bào của phôi cái có thể ba còn tế bào phôi đực không có thể ba). Tuỳ theo yêu cầu có thể giữ lại hoặc hủy phôi đực hay phôi cái.

Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

-Điều khiển giới tính đàn con có ý nghĩa là tiết kiệm chi phí, tăng năng suất trong chăn nuôi.

Tại sao cấm xác định giới tính cùa thai nhi người?

-       Cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.

 

Bình luận (0)
Dương Hoàng Minh
6 tháng 6 2016 lúc 18:01

1.-Hãy biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi.

Thu tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá.

Thay đổi thời gian chiếu sáng để gà nuôi công nghiệp đẻ 2 trứng/ngày

2. -Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật ?

 

- Những biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật như:

+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

+ Thay đổi các yếu tố môi trường.

+ Nuôi cấy phôi.

+ Thụ tinh nhân tạo.

Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật như:

+ Lọc, li tâm, điện đi để tách tinh trùng ra 2 loại: 1 loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại có nhiễm sắc thể Y.

Tuỳ theo yêu cầu về đực hay cái mà chọn ra 1 loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 mêtytestôstrêrôn (1 loại hoocmôn lestôstêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

+ Dùng tia tử ngoại chiếu lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn. Tằm đực cho nhiều tơ.

+ Xác định giới tính của phôi bằng cách phát hiện thể ba (tế bào của phôi cái có thể ba còn tế bào phôi đực không có thể ba). Tuỳ theo yêu cầu có thể giữ lại hoặc hủy phôi đực hay phôi cái.

-       Điều khiển giới tính đàn con có ý nghĩa là tiết kiệm chi phí, tăng năng suất trong chăn nuôi.

-       Cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.

♦      Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch ?

Trả lời:

Phải sinh đẻ có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.


 

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
7 tháng 6 2016 lúc 14:22

giống hai anh

Bình luận (0)
anhkomuon
Xem chi tiết
Diệp Tử Vân
9 tháng 10 2017 lúc 20:25

*Sinh sản vô tính có ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
*Sinh sản vô tính có nhược điểm:
Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chế

Bình luận (0)
Uchiha Shinichi
Xem chi tiết
Tử Tử
2 tháng 11 2016 lúc 16:33

điều hòa nhiệt .độ cơ thể

thiếu nước sẽ làm gỉam ddộ bền vững của chất nguyên sinh tế bào cơ thể ảnh hưởng .đến hoạt ddộng của các cơ quan trong cơ thể-> môi khô, nhức .đầu, chóng mặt

Bình luận (0)