Giáo dục công dân

nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
tran trong
20 tháng 3 lúc 13:18

Mọi hoạt động tạo ra lợi nhuận không phải kinh doanh hợp pháp.

Ví dụ:

- Hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tạo ra lợi nhuận cao.

- Hoạt động buôn ma tuý, buôn bán động vật quý hiếm tạo ra lợi nhuận cực kì cao.

=> Các hoạt động trên không phải là hoạt động kinh doanh hợp pháp vì vi phạm các trường hợp cấm kinh doanh.

Bình luận (0)
nguyễn tiến thành
Xem chi tiết
tran trong
20 tháng 3 lúc 13:21

- Hiện tượng 1 số ca sĩ trẻ đạo nhạc là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm của người khác. 

- Về đạo đức, đây là hành vi ăn cắp ý tưởng, thiếu chữ tín, thiếu trung thực trong nghệ thuật, làm việc.

- hành vi trên phải chịu trách nhiệm pháp lí dân sự, có thể bị thu hồi tác phẩm, phạt tiền tuỳ vào mức độ vi phạm.

- Hành vi trên sẽ bị xã hội lên án, mọi người quay lưng, không ủng hộ các tác phẩm.

Bình luận (0)
Nguyễn Em
Xem chi tiết
tran trong
20 tháng 3 lúc 7:35

Nhà nước quy định công dân có quyền tự do kinh doanh vì:

- Tạo hành lang pháp lý để kiểm soát các hoạt động kinh doanh đúng theo định hướng nhà nước.

- Kiềm chế các hoạt động kinh doanh cạnh tranh không làn mạnh.

- Nghiêm cấm các hành vi kinh doanh bất hợp pháp.

- Khuyến khích mọi người kinh doanh, phát triển.

- Thúc đẩy xã hội phát triển.

- Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Em
Xem chi tiết
Đinh Thị Huyền
19 tháng 3 lúc 23:09

Anh B nên lấy hóa đơn giá trị gia tăng vì :

- Hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm:

+ Các trường hợp hàng hóa dùng để khuyến mãi, quảng cáo,hàng mẫu ,hàng hóa.

+ Dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi.

- Lúc này người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị gia tăng cho người bán.

- Người bán phải xuất hóa đơn đỏ khi bán bất cứ dịch vụ nào có giá trị 200.000đ trở lên.

=> Ngoài ra, việc lấy hóa đơn giá trị gia tăng còn mang lại những lợi ích khác như:

- Giúp anh B theo dõi, quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.

- Giúp anh B có đầy đủ chứng từ để kê khai thuế, tránh bị phạt.

Bình luận (0)
Nguyễn Em
Xem chi tiết
tran trong
19 tháng 3 lúc 22:39

Trong hôn nhân, công dân có nghĩa vụ:

- Tuân thủ quy định, nguyên tắc của pháp luật về hôn nhân, không được vi phạm.

- Có trách nhiệm với các thành viên trong gia đình, nuôi dưỡng con cái, có hiếu với cha mẹ hai bên, hoà thuận với anh em họ hàng hai bên...

- Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Chung thuỷ, sống hoà thuận, vun vén cho hạnh phúc gia đình.

Bình luận (0)
tran trong
Xem chi tiết

Cách chi tiêu này chưa hợp lí vì không có khoản tiết kiệm

Bình luận (0)
Pham Minh Tue
19 tháng 3 lúc 21:05

Nhìn về chung thì ta thấy rằng với cái kiểu chi tiêu này thì bay mất tiêu 40 tr rồi. Chưa kể là nếu đến những dịp đặc biệt như Tết thì ảnh lấy tiền đâu ra mà sắm đồ? NẾu lý do vừa rồi chưa đủ thuyết phục thì nếu bị bệnh tật thì ảnh lấy đâu ra tiền để chạy chữa?

Bình luận (2)
06 Huynh Pham Nguyen Bao...
19 tháng 3 lúc 21:29

không hợp lí vì nếu tiêu như vậy sẽ không còn tiền tiết kiệm lúc cần thì sẽ không có tiền dùng

Bình luận (0)
Muichirou- san
Xem chi tiết
tran trong
19 tháng 3 lúc 20:56

Phần 2 

Bài 1.

a. Hành vi của B là hành vi bạo lực ở chỗ B đã đánh đập mẹ mình là bạo lực thể xác, bắt mẹ mình làm lụng vất vả để cho mình đi chơi là bạo lực lao động, mắng mẹ mình là bạo lực tinh thần, bắt mẹ bán nhà là bạo lực về kinh tế.

Hành vi của B trái đạo đức, trái đức tính hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục, cần phải đối xử tốt với cha mẹ/

Hành vi của B vi phạm pháp luật vì nghiện ngập là sa vào tệ nạn xã hội và mắng chửi, xúc phạm đánh đập mẹ mình, vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự nhân phẩm của công dân.

b. Nếu em là hàng xóm bà A, em sẽ:

- Can ngăn hành vi của B.

- Khuyên bảo B, phân tích cho B biết hành vi của mình, hậu quả của hành vi đó.

- Báo công an về hành vi đánh người của B.

- Khuyên bà A nên có biện pháp mạnh với con mình để uốn nắn như báo công an.

c. Hành vi của B 

Căn cứ pháp lý quy định về hành vi bạo lực gia đình.

– Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 của Quốc hội (Điều 12).

– Nghị định số 167/2013/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 49).

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Điều 134 và Điều 140). Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những mức xử phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Và căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nếu xét thấy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như các mức thiệt hại được quy định tại Điều này. Hoặc chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc tội hành hạ ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 185 Bộ luật này.

Như vậy, hành vi của B có thể bị xử lý cao nhất là hình sự tuỳ theo mức độ thương tích mà bà A có,.

Bình luận (0)
tran trong
19 tháng 3 lúc 21:02

Phần 2.Bài 2.

a.

Bạn C là một người không biết tiết kiệm, không biết quản lí tiền hiệu quả, chi tiêu hoang phí. Mặc dù gia đình giàu có nhưng đó là tiền của bố mẹ bạn vất vả làm ra. Bạn tiêu hoang phí thể hiện bạn không biết quý trọng thành quả lao động của bố mẹ. Bên cạnh đó, thói quen chi tiêu hoang phí sẽ gây hại cho bạn, tạo thói quen xấu khiến bạn dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, bạn sẽ không có gì để chi tiêu, khiến cho cuộc sống bất ổn định.

b.

Nếu là D em sẽ:

- Chỉ ra cách chi tiêu của bạn không hợp lí.

- Khuyên bạn chi tiêu hợp lí bằng cách:

+ Chi tiêu những thứ cần thiết.

+ Xác định kế hoạch chi tiêu.

+ Chi tiêu tiết kiệm.

+ Quý trọng thành quả lao động của bố mẹ…

c.

Để có cuộc sống ổn định, bản thân em đã:

- Ghi ra giấy những thứ cần chi tiêu.

- Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể.

- Xác định rõ mục đích chi tiêu.

- Chi tiêu tiết kiệm.

- Mua những thứ cần thiết.

- Làm việc phù hợp để kiếm tiền như bán đồ nhựa bỏ đi, giấy vụn

Bình luận (0)
tran trong
19 tháng 3 lúc 21:12

Phần 1.

1.

Thấy nhà hàng xóm xảy ra bạo lực gia đình, em sẽ

- Báo bố mẹ để bố mẹ lựa tình hình khuyên can nếu chỉ xảy ra cãi vã nhỏ.

- Báo tổ dân phố để có hướng hoà giải.

- Nếu thấy vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực thể xác, em sẽ bảo bố mẹ báo công an hoặc tự mình báo công an.

2.

Em sẽ:

- Khuyên bạn nên thử thay đổi bản thân, cố gắng học tập để kết quả tốt cho bố mẹ vui lòng.

- Báo giáo viên để giáo viên tìm hướng giải quyết từ gia đình, thay đổi suy nghĩ của bố mẹ bạn

- Thường xuyên tâm sự với bạn để cho bạn đỡ cô đơn.

- Nếu thấy tình huống bạo lực khiến bạn bị tổn thương nặng về tinh thần hoặc thể xác, em sẽ khuyên bạn nên báo công an. Nếu bạn không báo em sẽ báo cô giáo và công an để tìm hướng giải quyết.

3.

Em sẽ:

- Chỉ ra việc làm của bạn là quá lãng  phí.

- Chỉ ra hậu quả của việc lãng phí là:

+ Không quý trọng thành quả lao động của bố mẹ.

+ Tốn tiền dẫn đến tốn kém, khi muốn mua đồ cần thiết thì không có.

+ Hình thành thói quen lãng phí, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.

- Khuyên bạn nên thực hành tiết kiệm bằng cách:

+ Không mua những đồ gây hại cho sức khoẻ.

+ Bỏ lợn số tiền dư thừa.

+ Học cách kiếm tiền bằng các công việc phù hợp.

+ Lập kế hoạch chi tiêu.

4.

Em sẽ:

- Chỉ ra việc mua sắm nhiều đồ nhưng không dùng, ăn uống lãng phí là việc làm gây hại cho cuộc sống.

- Chỉ ra hậu quả của việc lãng phí là:

+ Không quý trọng thành quả lao động.

+ Tốn tiền dẫn đến tốn kém, khi muốn mua đồ cần thiết thì không có.

+ Hình thành thói quen lãng phí, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Khuyên bạn nên thực hành tiết kiệm bằng cách:

+ Không mua những đồ gây hại cho sức khoẻ.

+ Bỏ lợn số tiền dư thừa.

+ Học cách kiếm tiền bằng các công việc phù hợp.

+ Lập kế hoạch chi tiêu.

Bình luận (0)
tran trong
Xem chi tiết
Trần Ngọc Linh
19 tháng 3 lúc 11:24

-Vàng mã có mức thuế cao nhất do nhà nước muốn hạn chế việc đốt vàng mã, một hành động được cho là lãng phí và gây ô nhiễm môi trường

-Bài lá: mức thuế cao hơn so với các mặt hàng thiết yếu khác như thực phẩm, y tế,... nhằm hạn chế việc sử dụng bài lá, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội

-Xăng E10 có mức thuế thấp hơn các loại xăng A95(10%) và A92(8%) nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E10, một loại xăng sinh học góp phần bảo vệ môi trường

-Xe ô tô điện mức thuế được xem là ưu đãi nhằm khuyến khích sử dụng, góp phần giảm khí thải CO2, bảo vệ môi trường

-Xe ô tô xăng mức thuế cao nhằm hạn chế việc sử dụng loại xe này, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường 

Bình luận (0)

Thuế cao để giảm thiểu sử dụng, hạn chế các tác động tiêu cực

Thuế thấp vì đó là mặt hàng cần được khuyến khích sử dụng bởi có những tác động tích cực.

Bình luận (0)
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
tran trong
18 tháng 3 lúc 20:55

Đây là bài tập môn toán. Em gắn chọn môn toán nhé em!

Bình luận (1)
Xem chi tiết
tran trong
18 tháng 3 lúc 16:44

1. Bà H vi phạm quyền và nghĩa vụ kinh doanh. Bà H chỉ được kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh. Vi phạm của bà H là đã kinh doanh quá 4 mặt hàng so với giấy phép.

2. 

- Việc làm của mẹ N là sai vì vi phạm các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân. Vi phạm độ tuổi kết hôn, vi phạm nguyên tắc tự nguyện, vi phạm bạo lực gia đình.

- Cuộc hôn nhân không được pháp luật thừa nhận vì độ tuổi kết hôn theo PL là nữ đủ 18 tuổi, kết hôn phải tự nguyện.

- N cần thông báo đến cơ quan công an hoặc cơ quan chính quyền gần nhất để ngăn cản hành vi của mẹ.

3.

- Quyền tự do lựa chọn của 2 anh chị là không đúng. Vì công dân được tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Hành vi của hai anh chị vi phạm luật cơ bản của hôn nhân là không được kết hôn cận huyết.

- Nếu họ cố lấy nhau thì cuộc hôn nhân không được chấp nhận vì vi phạm các trường hợp cấm kết hôn trong luật hôn nhân đó là kết hôn cận huyết.

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
18 tháng 3 lúc 16:49

1

Trong trường hợp này, bà H đã vi phạm quy định của Pháp luật về kinh doanh. Khi giấy phép kinh doanh chỉ cho phép bà H kinh doanh 8 loại hàng nhưng thực tế bà H bán tới 12 loại hàng, điều này vi phạm quy định về phạm vi hoạt động kinh doanh được cấp phép. Việc này có thể bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính hoặc hành vi kinh doanh không đúng quy định.

2

Việc mẹ ép gả N vào một cuộc hôn nhân mà N không đồng ý và bị đánh nếu phản đối là vi phạm quy định của Pháp luật về quyền tự do cá nhân và quyền lựa chọn hôn nhân. Trong trường hợp này, việc mẹ ép buộc N vào hôn nhân không đồng ý của N là không đúng và vi phạm pháp luật. Cuộc hôn nhân này không được Pháp luật thừa nhận vì N mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi để tự quyết định về việc kết hôn theo quy định của pháp luật. Hôn nhân cần sự đồng ý tự nguyện của cả hai bên và tuân thủ quy định về tuổi kết hôn được quy định trong pháp luật. Trong trường hợp này, N có thể yêu cầu sự can thiệp của cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi và lựa chọn cá nhân của mình. N cũng có thể tìm sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội hoặc luật sư để bảo vệ quyền lợi và lựa chọn của mình.

3

Lí do "tự do lựa chọn" của Anh Nam và chị Mai trong việc quyết định lấy nhau là một quyền cơ bản của mỗi cá nhân. Mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn đối tác đời của mình mà không bị ngăn cản hay can thiệp từ bên ngoài. Trong trường hợp này, dù gia đình và họ hàng có ý kiến khuyên can, nhưng Anh Nam và chị Mai vẫn quyết định lấy nhau vì họ tin rằng quyền tự do lựa chọn của họ không thể bị xâm phạm.

 

Về cuộc hôn nhân của họ, nếu họ cứ cố lấy nhau thì điều này có thể không hợp pháp theo quy định pháp luật về tương lai và gia đình. Tuy nhiên, nếu họ đã đạt được tuổi lập hôn nhân và đã được chấp nhận của gia đình, họ có thể tiếp tục lấy nhau và xây dựng một gia đình mới. Họ cần nhận biết rằng việc đối diện với gia đình và họ hàng có thể khó khăn, nhưng họ có thể tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia và tổ chức hỗ trợ để đảm bảo họ có thể đưa ra quyết định phù hợp và an toàn nhất.

Bình luận (2)