Giáo dục công dân

tran trong
Xem chi tiết

$+$ Quyền sống còn:
$-$ Quyền được sống và phát triển
$-$ Quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
$-$ Quyền được hưởng mức sống đầy đủ
$-$ Quyền được sống trong môi trường an toàn
$+$ Quyền bảo vệ:
$-$ Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, bóc lột và ngược đãi
$-$ Quyền được bảo vệ khỏi bị mua bán
$-$ Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột lao động
$-$ Quyền được bảo vệ khỏi bị lạm dụng tình dục
$+$ Quyền tham gia:
$-$ Quyền được tự do ngôn luận
$-$ Quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo
$-$ Quyền được tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật
$-$ Quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội
$+$ Quyền được giáo dục:
$-$ Quyền được hưởng giáo dục miễn phí và bắt buộc
$-$ Quyền được tiếp cận với thông tin
$-$ Quyền được học tập về các quyền của mình

Bình luận (3)
đào minh đức
Hôm kia lúc 16:41

Quyền sống còn; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ và quyền được tham gia.

Bình luận (0)
Tô Trung Hiếu
Hôm kia lúc 18:00

Quyền trẻ em theo Công ước có thể phân thành bốn nhóm quyền sau đây: Quyền sống còn; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ và quyền được tham gia.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
tran trong
Hôm kia lúc 9:23

Lâm 14 tuổi, học sinh Lớp 9.Do ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học, khi gặp đèn đỏ (do sợ muộn học) nên Lâm đi thẳng , chẳng may va vào chị Lan đi sang đường theo đúng tính hiệu của đèn giao thông . đã Làm chị Lan bị thương nhẹ và Làm hỏng chiếc xe của chị . em hãy nhận xét hành vi của Lâm ? Lâm phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào ?

Hành vi của Lâm:

- Lâm ngủ dậy muộn: là hành vi thiếu kỷ luật trong giờ giấc sinh hoạt, không tự lập, tự chủ trong cuộc sống.

- Lâm mượn xe máy của bố để đi học là hành vi nguy hiểm, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ vì chưa đủ tuổi sử dụng xe máy của bố.

- Lâm vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng với người đi đường là chị Lan.

Hành vi của Lâm là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, vô ý làm bị thương người khác.

Trong trường hợp Lâm lớp 9 đủ 14 tuổi, Lâm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính do lỗi vi phạm hành chính mà mình gây ra.

- Lâm sẽ phải chịu phạt tiền.

- Có thể bị thu giữ xe.

- Lập biên bản hành chính.

- Bồi thường cho chị Lan.

Trong trường hợp Lâm chưa đủ 14 tuổi tính đến ngày vi phạm thì bố mẹ Lâm là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm hành chính do cho con mình xử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi và làm bị thương người khác.

Bình luận (0)
A sâm
Xem chi tiết
tran trong
Hôm kia lúc 9:23

Lâm 14 tuổi, học sinh Lớp 9.Do ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học, khi gặp đèn đỏ (do sợ muộn học) nên Lâm đi thẳng , chẳng may va vào chị Lan đi sang đường theo đúng tính hiệu của đèn giao thông . đã Làm chị Lan bị thương nhẹ và Làm hỏng chiếc xe của chị . em hãy nhận xét hành vi của Lâm ? Lâm phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào ?

Hành vi của Lâm:

- Lâm ngủ dậy muộn: là hành vi thiếu kỷ luật trong giờ giấc sinh hoạt, không tự lập, tự chủ trong cuộc sống.

- Lâm mượn xe máy của bố để đi học là hành vi nguy hiểm, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ vì chưa đủ tuổi sử dụng xe máy của bố.

- Lâm vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng với người đi đường là chị Lan.

Hành vi của Lâm là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, vô ý làm bị thương người khác.

Trong trường hợp Lâm lớp 9 đủ 14 tuổi, Lâm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính do lỗi vi phạm hành chính mà mình gây ra.

- Lâm sẽ phải chịu phạt tiền.

- Có thể bị thu giữ xe.

- Lập biên bản hành chính.

- Bồi thường cho chị Lan.

Trong trường hợp Lâm chưa đủ 14 tuổi tính đến ngày vi phạm thì bố mẹ Lâm là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm hành chính do cho con mình xử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi và làm bị thương người khác.

Bình luận (0)
dũng phan
Xem chi tiết
Vũ Đào Duy Hùng (haeng20...
25 tháng 3 lúc 20:21

$+$ Giúp đỡ bạn bè:
$-$ Em thường xuyên giúp đỡ các bạn học tập, giải đáp những thắc mắc trong bài tập.
$-$ Em cũng sẵn sàng cho các bạn mượn vở ghi, tài liệu học tập khi cần thiết.
$-$ Khi bạn gặp khó khăn, em luôn động viên, an ủi và giúp đỡ bạn vượt qua.
$+$ Giúp đỡ gia đình:
$-$ Em thường xuyên giúp đỡ bố mẹ việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa chén.
$-$ Em cũng chăm sóc ông bà, em út, giúp đỡ các em học tập.
$-$ Em luôn ngoan ngoãn, lễ phép, biết ơn cha mẹ và ông bà.
$+$ Giúp đỡ cộng đồng:
$-$ Em tham gia các hoạt động tình nguyện như dọn dẹp vệ sinh môi trường, quyên góp sách vở cho học sinh nghèo.
$-$ Em cũng tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao của trường, khu phố.
$-$ Em luôn giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước, bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
May mini Huynh
Xem chi tiết
Minh Phương
25 tháng 3 lúc 19:58

*Tham khảo:

- Nguyên nhân khách quan :Bạo lực học đường có thể phần nào do yếu tố xã hội, văn hóa, gia đình, hoặc môi trường học tập.

- Nguyên nhân chủ quan :Bản thân học sinh có thể gây ra bạo lực do cảm xúc tiêu cực, thiếu kiểm soát cảm xúc, hoặc không biết cách giải quyết xung đột một cách xã hội

Bình luận (0)
Vũ Đào Duy Hùng (haeng20...
25 tháng 3 lúc 20:02

$\text{1. }$ Nguyên nhân khách quan:
$+$ Sự phát triển của xã hội:
$\Rightarrow$ Ảnh hưởng tiêu cực của internet, game bạo lực, văn hóa phẩm xấu, hiện tượng suy thoái đạo đức và những hành vi bạo lực trong phim ảnh, xã hội, gia đình đã vô hình dạy học sinh cách cư xử bạo lực và được chúng mang vào trường học.
$\Rightarrow$ Ảnh hưởng của sự bất bình đẳng xã hội, sự phân biệt đối xử, sự chênh lệch giàu nghèo, sự thiếu quan tâm của xã hội, sự thiếu giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
$+$ Môi trường giáo dục:
$\rightarrow$ Chương trình giáo dục còn nặng về lý thuyết, ít chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống.
$\rightarrow$ Công tác quản lý học sinh còn lỏng lẻo, chưa tạo được môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
$\rightarrow$ Chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
$\rightarrow$ Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu sân chơi, khu vui chơi giải trí cho học sinh.
$\text{2. }$ Nguyên nhân chủ quan:
$+$ Từ học sinh:
$\Rightarrow$ Do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em luôn muốn khẳng định mình, dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân.
$\rightarrow$ Một số học sinh có nhận thức sai lệch về bạo lực, coi đó là cách để thể hiện bản thân, giải quyết mâu thuẫn.
$\rightarrow$ Một số học sinh do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
$\rightarrow$ Một số học sinh do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xã hội, internet, game bạo lực, văn hóa phẩm xấu.
$+$ Từ gia đình:
$\rightarrow$ Cha mẹ thiếu quan tâm giáo dục con cái, thiếu kỹ năng nuôi dạy con, bạo lực gia đình.
$\rightarrow$ Cha mẹ mải mê kiếm sống, không dành thời gian cho con cái, thiếu sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con.
$\rightarrow$ Cha mẹ nuông chiều con cái, đáp ứng mọi nhu cầu của con, dẫn đến con sinh hư, coi thường luật lệ.
$\rightarrow$ Cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục con cái, dẫn đến con học theo và sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Bình luận (0)
nhi Lac
Xem chi tiết
Vũ Đào Duy Hùng (haeng20...
24 tháng 3 lúc 20:50

a) 
--> Việc hát karaoke muộn ồn ào sau 22h là hành vi thiếu văn hóa, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của những người xung quanh. 
--> Tiếng ồn lớn từ karaoke có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của người dân như: mất ngủ, stress, giảm khả năng tập trung, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp,...
--> Tiếng ồn ồn ào có thể khiến khu phố trở nên náo loạn, mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
b) 
--> Trao đổi trực tiếp với nhà hàng xóm.
--> Gặp gỡ tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng khu phố.
--> Báo cáo với chính quyền địa phương.

Bình luận (0)
tran trong
24 tháng 3 lúc 21:47

Bổ sung ý kiến của bạn Hùng là việc hát Karaoke gây ồn ào sau 22h còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi hát karaoke gây ồn ào là hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng nếu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau. Hành vi ca hát karaoke gây mất trật tự này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng phụ thuộc vào mức dBA tiếng ồn vượt quá bao nhiêu so với quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn.

Đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn trên, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp hoặc Công an nhân dân theo Điều 68, 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Do đó, khi gặp phải hàng xóm hát karaoke ồn ào như trên, người dân có thể báo cho UBND hoặc Công an nhân dân gần nhất để được giải quyết một cách nhanh chóng để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Bình luận (0)
Doraemon N.W
Xem chi tiết
Kiệt
24 tháng 3 lúc 21:44

Tháng 1:

Mua 3 cây bút bi xanh giá 15.000đ.Mua vở viết giá 10.000đ.Tổng tiền mua trong tháng 1 là 25.000đ.

Tháng 2:

Mua sách tham khảo giá 20.000đ.Mua vở viết giá 20.000đ.Mua màu vẽ giá 20.000đ.Tổng tiền mua trong tháng 2 là 60.000đ. Bạn sẽ tiết kiệm được 15.000đ 
Bình luận (0)
tran trong
24 tháng 3 lúc 21:58

Dàn ý kế hoạch chi tiêu cá nhân cho bạn.

- Mục tiêu: Tiết kiệm được 100.000 trong 2 tháng để đủ tiền mua 1 đồ dùng học tập.

- Thời gian thực hiện: 2 tháng.

- Nguồn thu:

+ Tiền bố mẹ cho tiêu vặt: 100.000/ 1 tháng.

- Khoản chi:

+ Mua đồ ăn chiều học thêm: 70.000/1 tháng.

- Cần kiếm thêm thu nhập: 40.000

- Cách kiếm thêm thu nhập:

+ Làm  đồ thủ công bán cho bạn bè nhân ngày 8/3.

+ Gom chai nhựa, đồ hộp giấy trong gia đình để bán.

- Trường hợp thiếu sẽ mượn tạm bố mẹ để tháng sau tiết kiệm tiếp. 

 

Bình luận (0)
0__0
Xem chi tiết
Minh Phương
23 tháng 3 lúc 21:59

* Tham khảo:

Nhà nước quy định tự do kinh doanh để:

* Thúc đẩy phát triển kinh tế
* Tạo cạnh tranh lành mạnh
* Đảm bảo quyền tự do cá nhân
* Hạn chế can thiệp của nhà nước
* Thu hút đầu tư
* Đảm bảo tính công bằng
* Đáp ứng nhu cầu xã hội Đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bình luận (0)
tran trong
24 tháng 3 lúc 10:27

Bổ sung ý kiến của bạn Minh Phương

Nhà nước quy định tự do kinh doanh những mặt hàng nhà nước không cấm để hạn chế việc kinh doanh những mặt hàng không đảm bảo chất lượng, những mặt hàng gây nguy hại cho đời sống xã hội và con người như vũ khí, ma tuý,... góp phần cho xã hội ổn định phát triển.

 

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
dảk dảk bruh bruh lmao
22 tháng 3 lúc 20:47

Nhìn chung, tiết kiệm là việc sử dụng đúng mức, phù hợp, tránh việc lãng phí nhưng vẫn có thể hoàn thành mục tiêu đã được đề ra.

Bình luận (0)
tran trong
22 tháng 3 lúc 21:11

Ví dụ cụ thể của tiết kiệm:

- Học sinh bọc vở cẩn thận.

- Không mua đồ ăn mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc.

- Bỏ lợn tiền chưa cần chi tiêu ví dụ tiền mừng tuổi.

- Nhờ bố mẹ giữ những số tiền lớn.

- Giữ đồ dùng học tập cẩn thận.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
tran trong
21 tháng 3 lúc 9:35

 

Nhà nước ban hành các văn bản và quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường vì một số lý do chính sau đây:

- Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của học sinh: Bạo lực học đường có thể gây ra tổn thương về thể chất và tinh thần cho học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của họ. Nhà nước muốn đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em.

- Bảo vệ tinh thần xã hội: Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tạo ra một môi trường xã hội không lành mạnh. Bằng cách ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực, nhà nước giữ được trật tự và an ninh xã hội.

- Thúc đẩy giáo dục và phát triển: Môi trường học tập không thể phát triển tốt nếu bị nhiễm bởi bạo lực. Bằng cách ngăn chặn bạo lực học đường, nhà nước giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành và phát triển của các em.

- Tuân thủ các cam kết quốc tế: Nhiều quốc gia đã cam kết chống lại bạo lực học đường thông qua các hiệp định quốc tế như Công ước quốc tế về quyền của trẻ em (UNCRC). Việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường là một cách để tuân thủ các cam kết này.

- Bảo vệ danh tiếng của hệ thống giáo dục: Bạo lực học đường có thể gây ra những vấn đề phức tạp cho hệ thống giáo dục, như giảm uy tín của các trường và sự mất niềm tin của phụ huynh và cộng đồng. Việc có các văn bản và quy định pháp luật rõ ràng và hiệu quả về phòng chống bạo lực học đường giúp bảo vệ danh tiếng của hệ thống giáo dục.

Tóm lại, nhà nước ban hành các văn bản và quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của học sinh, thúc đẩy giáo dục và phát triển, tuân thủ các cam kết quốc tế, và bảo vệ danh tiếng của hệ thống giáo dục.

Bình luận (0)