Giáo dục công dân

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
- Gia đình truyền thống: + Tích cực:Chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo,phong kiến ở VN đó là:kính trên nhường dưới,lợi ích cá nhân phục tùng XH dòng họ,biết ơn cha mẹ,láy chữ hiếu làm đầu,kính trọng ông bà,anh em hòa thuận + Tiêu cực:Tư tưởng trọng nam khinh nữ,gia đình đề cao lòng chung thuỷ nhưng chấp nhận chế độ đa thê,đề cao con trưởng,gia đình lắm côn nhiều cháu. - Gia đình ngày nay: +Tích cực:Vẫn coi trong long chung thuỷ,đề cao lòng hiếu thảo,sự kính trọng,biết ơn đối với ông bà tổ tiên.Coi trong quyền bình đẳng giữa con người,bình đẳng nam nữ,lợi ích cá nhân,không phân biệt đẳng cấp.các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau + Tiêu cực:Con cái không biết nghe lời cha mẹ,ông bà,quen thói hưởng thụ,đôi khi bố mẹ chỉ lo làm ăn kinh tế.
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

-Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động vì tránh những vấn đề bất công bằng có thể xảy ra trong lao động như bị ép buộc lao động, trả lương không đúng như đã nói kiện tụng…
- Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi cho người sử dụng lao động và người lao động quyền và lợi ích hợp pháp của mình như :
+ Đảm bảo tuyển đúng người làm công việc, đúng thời gian quy định, điều kiện đã thoả thuận…
+ Người lao động được hưởng tiền công phù hợp với công việc của mình ,các điều kiện làm việc được hưởng , trách nhiệm với công việc…
- Việc nhà nước có chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc…không vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong lao động vì…

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Việc nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấy đến chức năng sinh đẻ và nuôi con không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động.

- Vì:

+ Xuất phát từ những đặc điểm riêng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, hoặc xuất phát từ những đặc điểm của công việc, tính chất của ngành nghề, tính chất của doanh nghiệp mà ngoài những quy định ở phần chung, Bộ luật Lao động quy định về chế độ lao động áp dụng riêng cho một số đối tượng lao động nhất định. Việc quy định chế độ lao động áp dụng cho các đối tượng này không phải là đặc quyền đặc lợi mà xuất phát từ hoàn cảnh thực tế pháp luật cần phải bảo vệ những nhóm người đó.

+ Thứ nhất, xét về mặt kinh tế, việc quy định chế độ lao động với lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động nữ, lao động là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và các loại lao động khác là tạo điều kiện cho họ tham gia vào các quan hệ lao động, tận dụng mọi tiềm năng lao động của xã hội để sản xuất thêm của cải vật chất cho xã hội, góp phần giải phóng sức lao động. Quan trọng hơn cả là góp phần tăng thu nhập cho bản thân người lao động và gia đình họ trong điều kiện trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội còn hạn chế.

+ Thứ hai, xét về mặt xã hội, việc ban hành chế độ lao động đối với các đối tượng kể trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, góp phần làm cho họ hòa mình vào cộng đồng, có cơ hội đem hết sức mình làm việc, cải thiện đời sống bản thân, gia đình và xây dựng đất nước.

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
BÀI LIÊN QUAN Câu 7 trang 43 SGK GDCD lớp 12 Câu 7 trang 43 SGK GDCD lớp 12

Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Câu 8 trang 43 SGK GDCD lớp 12 Câu 8 trang 43 SGK GDCD lớp 12

Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây...

Câu 9 trang 43 SGK GDCD lớp 12 Câu 9 trang 43 SGK GDCD lớp 12

Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao? Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không? Vì sao?

Câu 6 trang 43 SGK GDCD lớp 12 Câu 6 trang 43 SGK GDCD lớp 12

Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội?

Trang chủ Toán học Ngữ văn Tiếng Anh Vật lý Hóa học Sinh học Lịch sử Địa lí GDCD Tin học Công nghệ Truyện cổ tích Môn Đại Cương Ôn thi Đại Học Tải về ứng dụng androidTải app

All content Copyright © 2016 - 2017 loigiaihay.com

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Người kinh doanh được bảo vệ quyền lợi chính đáng sẽ tự tin hơn, hăng say vui vẻ làm việc, phát triển mạnh mẽ hơn.

- Kinh doanh phát triển thúc đẩy xã hội phát triển.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Những doanh nhân Việt Nam thành đạt năm 2015 được vinh danh như bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air; bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam; bà Thái Hương – Tổng giám đốc BacABank, Chủ tịch tập đoàn TH; ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai;....

- Trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay, sự bình đẳng giới đã được quan tâm và chú trọng. Mặc dù ở các vị trí lãnh đạo, thực tế số lượng phụ nữ vẫn ít hơn nhưng chúng ta đã chú ý tạo điều kiện để mọi đối tượng đều được tiếp cận cơ hội như nhau, chế độ lao động, tiền lương là như nhau. Nữ giới cũng đã được ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm. Nữ giới sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào hoạt động xây dựng, giám sát, đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh,... để tạo sự bình đẳng.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

8.1: Đáp án c và g

8.2: Đáp án c và e

8.3: Đáp án: b, e.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Hiểu bình đẳng trong kinh doanh là bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh là không đúng. Vì:

+ Bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

+ Theo quy định cuả luật, công dân phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm pháp lý được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh tùy theo sở thích, khả năng phù hợp nhất với bản thân.

- Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó. Vì:

+ Em đã đủ 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm pháp lý, đảm bảo được mọi điều kiện cơ bản để kinh doanh.

+ Em có sở thích, kĩ năng, vốn,... phù hợp và phải kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, không kinh doanh các mặt hàng bị cấm.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Ở nước ta, giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, làm cho việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định.

- Tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong quan hệ giữa các dân tộc. Nhà nước ta quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến kịp trình độ chung của đất nước.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh phát triển bên vững đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

- Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc xây dựng đất nước phồn thịnh.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

- Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.

- Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

- Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy,....