Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?
Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?
Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh…) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Không phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống cũng đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng… vì chính trong những nghịch cảnh ấy giúp con người tìm thấy chân lí, tìm thấy hướng đi mới cho cuộc sống, biết phấn đấu và nỗ lực hơn…
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Khung cảnh ngày đói được gợi qua những hình ảnh và cảm giác nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình ảnh:
+ Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
+ Người chết như ngả rạ.
+ Sáng nào cũng thấy ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
+ Hai bên dãy phố úp súp tối om, người đói đi lại dật dờ như những bóng ma.
- Cảm giác:
+ Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
+ Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ…) nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tâm trạng của Tràng:
+ Mặt có vẻ phớn phở khác thường
+ Tủm tỉm cười một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh
+ Khi trẻ con chạy ra đón xem, Tràng nghiêm nét mặt, ra hiệu lắc đầu không bằng lòng
+ Bật cười khi bị trêu
- Tâm trạng của thị:
+ Cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách che khuất đi nửa mặt
+ Rón rén, e thẹn
+ Cảm thấy khó chịu khi bị trêu: nhíu đôi lông mày, đưa tay lên xóc xóc tà áo.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Mọi người thở dài và thì thầm.
- Tò mò và hỏi xem người đàn bà là ai: “Ai đây nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?”
- Dự đoán: “Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Lo ngại cho tương lai của hai người: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững chi tiết thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Trạng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà:
- Xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả lên giường, dưới đất.
- Nhìn thị cười, mời ngồi đon đả.
- Loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào nhà.
- Nghĩ bụng khi thấy thị buồn
- Tủm tỉm cười một mình.
- Không ngờ rằng mình đã có vợ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Lần thứ nhất:
- Cong cớn “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”
- Vùng đứng dậy, cười tít, lại đẩy xe cho Tràng “Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ”
* Lần thứ hai:
- Sưng sỉa trước mặt Tràng: “Điêu người thế mà điêu!”, “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt”.
- Cong cơn trước mặt hắn: “Có cho ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”
- Khi được mời ăn, thị đon đả “Ăn thật nhá, sợ gì”
- Sà xuống ăn thật, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền, ăn xong lấy đũa quệt ngang miệng “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”.
⇒ Thái độ và ngôn ngữ của thị thể hiện sự lành hanh, ghê gớm. Hoàn cảnh cuộc sống khiến thị mất đi sự dịu dàng vốn có của người phụ nữ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Sự dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
- Sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng khi đưa ra quyết định lấy vợ.
⇒ Tràng là một người hiền lành, tốt bụng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng bà cụ Tứ trong tình huống này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- “Quái, sao có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”
=> Sử dụng các câu hỏi độc thoại nội tâm.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tình cảm bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và từ ngữ nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình cảm bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới:
- Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.
- Các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.
- Nhà ta thì nghèo con ạ … về sau.
- Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
- Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót.
- Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá.
=> Bà cụ Tứ hiền lành thấy thương xót, cảm thông cho nàng dâu mới.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)