Thực hành tiếng Việt trang 20

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

Những từ láy mô phỏng âm thanh ở trong Bài học đường đời đầu tiên: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng, sùi sụt, bì bõm, hừ hừ, véo von.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:

- Từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy.

- Tác dụng: Nhân vật Dế Mèn sinh động, nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng mạnh mẽ, bộc lộ niềm tự hào về bản thân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

- Nghèo: Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.

→ Nghèo sức: khả năng hoạt động, làm việc bị hạn chế, sức khỏe kém.

- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.

→ Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

- Nhà chúng ta cứ ăn xổi ở thì mãi ư?

- Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

- Chú mèo nhà chúng ta hôi như cú mèo.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc: so sánh hai cái răng của Dế Mèn khi nhai thức ăn với hai lưỡi liềm máy đang làm việc để nhấn mạnh tuổi ăn tuổi lớn, đầy sức sống.

Mỏ Cốc như cái dùi sắ, chọc xuyên cả đất: so sánh mỏ chị Cốc với cái dùi sắt cho thấy sự tức giân, sức mạnh đáng sợ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)