Ôn tập chủ đề 8. Bảo về môi trường trong trồng trọt

Hệ thống hóa kiến thức (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

(1) Ô nhiễm nước và không khí

(2) Tác động đến xuất khẩu nông sản do mất vệ sinh an toàn thực phẩm

(3) Tác động đến thu nhập của người sản xuất do nông sản bị giảm năng suất và chất lượng

(4) Tác động đến cảnh quan, suy thoái môi trường, gây biến đổi khí hậu.

(5) Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

(6) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trồng trọt an toàn.

(7) Thu gom và xử lý rác thải nguy hại đúng quy định

(8) Xử lý phụ phẩm trồng trọt để tái sử dụng

(9) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất xử lí đất; 

(10) Chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng

(11) Chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng.

(12) Chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Một số biểu hiện ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là :

- đất trồng bị thoái hóa (axit hóa, kiểm hóa, mặn hóa, bạc màu, chặt, bí,..)

- đất trồng và nguồn nước bị nhiễm độc tố (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, phân bón, hóa chất,..) và vi sinh vật có hại, không bị nhiễm khói, bụi và các khí độc (CH4; H2S..)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt gây ra hậu quả:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hóa,..

- Ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản do mất vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất do nông sản bị giảm năng suất và chất lượng

- Ảnh hưởng đến cảnh quan, suy thoái môi trường, gây biến đổi khí hậu.

Hậu quả đó ảnh hưởng đến tất cả mọi người xung quanh và những người trực tiếp sử dụng thực phẩm. Vì những hậu quả nêu trên.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Cánh Diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt:

- Sử dụng phân bón hoá học không đúng cách và quả liều lượng quy định.

- Sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi không qua xử lý.

- Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất xử lý đất, sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và không rõ nguồn gốc.

- Rác thải nguy hại trong trồng trọt (bao bì phân bón hoá học, bao bì thuốc bảo vệ thực vật,... ) chưa được thu gom và xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường.

- Phụ phẩm trong trồng trọt không được xử lý mà vứt bỏ ra môi trường hoặc đốt bỏ (rơm, rạ)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong trồng trọt là con dao hai lưỡi vì: nó không chỉ làm tăng giá đầu tư, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm không an toàn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 5 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Các giải pháp để bảo vệ môi trường trong trồng trọt:

- Nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

- Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

- Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

- Theo dõi thường xuyên các chỉ số ô nhiễm môi trường để cảnh báo sớm và có các biện pháp xử lý.

- Thu gom và xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt đúng quy định.

- Xử lý phụ phẩm trồng trọt để tái sử dụng

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 6 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Loại môi trường bị ô nhiễm

Mức độ ô nhiễm (ít/nhiều/rất ô nhiễm)

Nguyên nhân gây ô nhiễm

Đề xuất biện pháp khắc phục

Đất trồng

ít

Sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi không qua xử lý

Cần ủ, xử lý phân đảm bảo yêu cầu vệ sinh.

Nước

Rất ô nhiễm

Xả rác bừa bãi ra ao, hồ, sông.

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức.

Không khí

Ô nhiễm

Đốt rác, vứt rác bừa bãi.

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 7 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Tên chế phẩm vi sinh

Tác dụng đối với môi trường trồng trọt

Chế phẩm sinh học EM1

Thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ và sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất.

Chế phẩm sinh học Bima – Trichoderma

 

Chống được các loại nấm bệnh cây trồng gây bệnh thối rễ, chết yểu, xì mủ,…do các nấm bệnh gây nên.

Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển.

Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng. 

Chế phẩm sinh học Chitosan

 

Giúp cây giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu khô hạn.

Cải tạo đất, hạn chế vi sinh vật gây hại trong đất, đồng thời kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển.

 

Phân bón sinh học WEHG

Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và dễ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng và giúp cho cây tẩy lọc các chất độc hại và phục hồi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 8 (SGK Cánh Diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Loại chế phẩm được sử dụng

Mục đích sử dụng

Đối tượng sử dụng

Phân hữu cơ vi sinh

Phân bón

Lúa, ngô, khoai,…

Thức ăn vi sinh

Thức ăn chăn nuôi

Trâu, bò

Chế phẩm vi sinh cải tạo đất trồng

Cải tạo và bảo vệ đất

Đất

Chế phẩm vi sinh cải tạo nguồn nước

Cải tạo và bảo vệ nguồn nước

Nước

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)