Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Khi bệnh nhân bị viêm gan, khả năng giải độc của gan bị hạn chế. Những loại thức ăn có hàm lượng lipid cao từ đó sẽ có nguy cơ thâm nhập vào cơ thể quá mức, gây ra ngộ độc.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật không thể tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ, nó chỉ có thể lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua quá trình tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa để xây dựng cơ thể.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm 5 giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu thức ăn, đồng hóa và thải chất cặn bã 

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Quá trình tiêu hóa ở bọt biển là tiêu hóa nội bào, gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa → thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Hình thức tiêu hóa ở thủy tức là tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào:

Thức ăn (ví dụ: rận nước) được lấy vào túi tiêu hoá qua miệng. Tế bào trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzim vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá hoá học thức ăn, cơ thể rận nước được tiêu hoá thành các phần nhỏ hơn đưa vào trong tế bào. Sau đó, nhờ tiêu hoá nội bào mà thức ăn được tiếp tục biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể (thuỷ tức) hấp thụ.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

-Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn bên trong tế bào, thức ăn được tiêu hoá bên trong các không bào tiêu hoá, nhờ hệ thống các enzim của lizôxôm.

- Tiêu hoá ngoại bào là tiêu hoá bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cơ học và cả hoá học trong ống tiêu hoá.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Dạ dày bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:

- Thức ăn sau khi được bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác.

- Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước

- Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Cơ quan

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

Miệng

x

 

Thực quản

x

 

Túi mật

 

x

Gan

 

x

Dạ dày

 

x

Ruột non

 

x

Ruột già

 

x

Trực tràng

x

 

Hậu môn

x

 

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Vai trò của thực phẩm sạch

Giải thích

Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng

Tránh nhiễm các mầm bệnh, đau bụng, thậm chí là ung thư hay tử vong

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Chúng đảm bảo cơ thể khi hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ giúp khỏe mạnh, tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Giảm thiểu bệnh tật

Sản phẩm được chứng nhận là thực phẩm sạch phải đồng thời thỏa mãn 4 yêu cầu. Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, chất kích thích tăng trưởng, chất gây biến đổi gen. Chúng ta sẽ hạn chế được tỷ lệ lớn việc mắc phải các bệnh nguy hiểm như khi dùng loại thực phẩm không rõ nguồn gốc ngoài chợ.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Nhu cầu protein: Nam - Nữ độ tuổi từ 1 đến 9 là bằng nhau. Từ 10 tuổi trở đi nam có nhu cầu protein cao hơn nữ

- Nhu cầu năng lượng, lipid và carbohydrate: Nam có nhu cầu cao hơn nữ ở các độ tuổi. Ở độ tuổi 15-50 -  độ tuổi phát triển, sự chênh lệch về nhu cầu (g/ngày) là lớn hơn so với độ tuổi thiếu nhi và trung niên.

- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhu cầu tăng cao, 3 tháng giữa tăng ít và 3 tháng cuối chu kì tăng nhiều. Phụ nữ cho con bú nhu cầu về năng lượng tăng nhiều nhất (+500), nhu cầu về các yếu tố khác tăng ít hơn giai đoạn 3 tháng cuối mang thai.


Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ. 

+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn nãng lượng nhiều.

+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ. 

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)