Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 108)

Hướng dẫn giải

Cuộc sống người dân Nam Bộ gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này được mệnh danh là" Thành đồng tổ quốc" do: “Thành đồng Tổ quốc” là danh hiệu bất tử mà Bác Hồ đã trao cho quân và dân Nam bộ, để tôn vinh sứ mệnh thiêng liêng; một mặt trận mở đầu cho cuộc trường kỳ kháng chiến của toàn dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần dũng cảm chiến đấu, với khí phách hiên ngang của quân và dân Nam bộ đánh tan âm mưu của thực dân Pháp khi quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa…

(Trả lời bởi Trần Đình Hoàng Quân)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 108)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.

- Chợ nổi:

+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.

+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.

+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...

Vận tải đường sông:

+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.

+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.

- Trang phục:

+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn

+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.

* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:

- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.

- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.

- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Kể lại câu chuyện về Trương Định:

+ Trương Định quê ở xã Tịnh Khê (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

+ Ngay khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp với quan quân triều đình anh dũng chống giặc. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã thu hút đông đảo nhân dân và quan quân triều đình có tinh thần chống Pháp tham gia.

+ Năm 1862, Trương Định đã khước từ chức Lãnh binh tại An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp. Nhân dân đã suy tôn ông là “Bình Tây Đại Nguyên soái".

+ Trong một trận chiến đấu, khi bị thương nặng ông đã tự sát để bảo toàn khí tiết.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

TT

Một số nét văn hóa

Điểm nổi bật

1

Nhà ở

- Nhà ở truyền thống có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

- Nhà ở được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn.

2

Chợ nổi

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.

- Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.

3

Vận tải đường sông

Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng.

- Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.

4

Trang phục

- Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn

- Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,...

(Trả lời bởi Vũ Quang Huy)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 111)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Có rất nhiều người trong lịch sử đã đấu tranh cho độc lập và chủ quyền của đất nước chúng ta. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, những con người dũng cảm này đều đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh trả. Một ví dụ là Hai Bà Trưng, ​​Bà Triệu, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi. Một tấm gương nữa là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh… và nhiều người có công với đất nước ta trong những năm qua. Thanh niên ngày nay cần phải có tinh thần yêu nước, ra sức học tập và rèn luyện truyền thống của đất nước. Khi tìm hiểu về các nền văn hóa khác, chúng ta cần chọn lọc và chỉ cho phép những thứ từ các nền văn hóa mà chúng ta muốn áp dụng vào nền văn hóa của mình. Điều quan trọng là phải có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước chúng ta bằng mọi giá, và yêu nước là một phần quan trọng của điều đó.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (2)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 111)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo ba hình thái: lối co cụm, từng khối, hoặc dọc theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông trong đó tổ chức theo lối co cụm là phổ biến.Chính cách tổ chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo, khu vực không gian cư trú riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh tế khá khép kín, khác biệt văn hóa làng tại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
- Đối với làng Việt Nam Bộ có các hình thái cư trú ven sông rạch, hình thái cư trú dọc kênh đào, hình thái cư trú tập trung nhưng lại cư trú trên diện rộng. Nói một cách khác, làng Nam Bộ được phân bố theo dạng kéo dài, “dọc tia tỏa tuyến”, lấy kênh mương hay đường giao thông làm trục. Làng Nam Bộ kéo dài nên không có lũy tre bao quanh, không thành một quần thể khu biệt với các làng khác như làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Và do cư trú trong không gian mở với ưu đãi của thiên nhiên nên làng Việt Nam Bộ dễ biến đổi dân số hơn đồng thời người dân không có thói quen tích trữ, phòng cơ mà luôn gắn bó với thị trường, tạo nên nền kinh tế hàng hóa. Người Nam Bộ yêu thích buôn bán, họ mở rộng giao lưu với tất cả các vùng, trở thành đầu mối giao dịch với các nơi trên thế giới. Sự phát triển kinh tế hàng hóa tạo cho làng Việt Nam Bộ một diện mạo năng động. Đặc trưng này cùng với tính chất không khép kín khiến người nông dân trên đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện vươn ra những chân trời mới, rộng mở mà không bị bó buộc trong lũy tre làng như người dân Bắc Bộ.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)