Bài 19: Carboxylic acid

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 132)

Hướng dẫn giải

CTCT của acetic acid: \(CH_3-COOH\)

Một số tính chất hóa học:

- Hợp chất hữu cơ có tính axit mạnh, làm quỳ chuyển sang màu đỏ.

- Tác dụng được với kim loại trước H, oxit bazo, bazo, muối trung hòa, muối axit, rượu.

Ứng dụng của acetic acid:

- dung môi hòa tan các chất hóa học, sản xuất thuốc nhuộm, bảo quản thực phẩm...

(Trả lời bởi Gia Huy)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 133)

Hướng dẫn giải

Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm – COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

Vậy hợp chất carboxylic acid là:

CH3 – COOH (A)

HOOC – COOH (C)

CH= CH – COOH (E)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 133)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 134)

Hướng dẫn giải

- Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ phòng, nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ phòng ở thể lỏng.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ phòng ở thể rắn.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

 

- Nhiệt độ sôi của carboxylic acid tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối, do đó nhiệt độ sôi của HCOOH (A) nhỏ hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH (E).

- Với các chất có phân tử khối tương đương nhau: 

+ Carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol vì liên kết O–H trong nhóm carboxyl phân cực hơn liên kết O-H trong alcohol, dẫn đến liên hydrogen trong các phân tử carboxylic acid bền hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử alcohol.

+ Các phân tử aldehyde không tạo được liên kết hydrogen nên nhiệt độ sôi của aldehyde thấp hơn nhiệt độ sôi của alcohol.

+ Phân tử aldehyde phân cực hơn hydrocarbon, do đó nhiệt độ sôi của aldehyde cao hơn hydrocarbon.

=> Với các chất có phân tử khối tương đương nhau, nhiệt độ sôi của hydrocarbon < aldehyde < alcohol < carboxylic acid.

Vậy ta có thứ tự sắp xếp các chất trên theo chiều tăng dần về nhiệt độ sôi:

C2H6 (B), CH3CH=O (C), C2H5OH (D), HCOOH (A), CH3COOH (E).

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 134)

Hướng dẫn giải

Do các nguyên nhân sau:

+ Cấu tạo mạch ngắn

+ Phân tử khối nhỏ

+ Ít liên kết

+ Có khả năng liên kết với nguyên tử H của nước.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

- Trong nhóm carboxyl, mật độ electron tại nhóm OH chuyển dịch về phía nhóm C=O nên nguyên tử hydrogen trong nhóm OH trở nên linh động hơn và mang một phần diện tích dương (δ+), do đó các hợp chất carboxylic acid có tính acid.

- Trong nhóm carboxyl, liên kết C=O phân cực, nguyên tử carbon mang một phần diện tích dương (δ+), khiến mật độ electron tại nhóm OH chuyển dịch về phía nhóm C=O, do đó liên kết C-OH phân cực mạnh, nhóm –OH dễ bị thay thế, nên carboxylic acid có thể tham gia phản ứng ester hoá.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

HCOOH có số Ka lớn nhất nên HCOOH có tính axit mạnh nhất

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 1 (SGK Cánh diều - Trang 135)

Hướng dẫn giải

giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ vì đây là acid

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh diều - Trang 136)

Hướng dẫn giải

a) 2CH3CH2COOH + Zn → 2(CH3CH2COO)2Zn + H2

b) 2CH3CH2COOH + CuO → 2(CH3CH2COO)2Cu + H2O

c) 2CH3CH2COOH + Cu(OH)2 → 2(CH3CH2COO)2Cu + 2H2O

d) 2CH3CH2COOH + CaCO3 → 2(CH3CH2COO)2Ca + H2O + CO2

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)