Bài 18. Tập tính ở động vật

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 116)

Hướng dẫn giải

Chim rồng rộc làm tổ cầu kì như vậy để giảm thiểu nhất sự tấn công của loài rắn.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 116)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. Ví dụ: mèo đuổi chuột, chim làm tổ.... Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Loại tập tínhTập tính bẩm sinhTập tính học được
Khái niệm- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần kinh- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra.- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.
Tính chất- Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.- Tập tính học được có thể thay đổi.
Ví dụ- Ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản...- Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

a, Tập tính học được: Vì đây là tập tính không phải sinh ra đã có, mà do trong quá trình sống khỉ đã học được

b, Tập tính bẩm sinh: Vì đây là tập tính sinh ra đã có, mang tính bản năng

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Tập tính kiếm ăn: Đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản

- Tập tính di cư: Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi

- Tập tính sinh sản: Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài

- Tập tính xã hội: Đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi, chống lại kẻ thù

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Cua, tôm dùng càng để bắt mồi, kiếm ăn lúc chiều muộn

- Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: Động vật bảo vệ lãnh thổ theo cách này được gọi là tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ. Chúng đánh dấu lãnh thổ có thể bằng mùi hương, hoặc tiếng ồn ào, tiếng gầm, hú để thể hiện sự hiện diện của mình trong lãnh địa của chúng.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Tập tính di cư: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái. 

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Tập tính xã hội gồm tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,...

- Ví dụ: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn.

(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Thảo luận (1)