Bài 18: Hợp chất carbonyl

Luyện tập 5 (SGK Cánh diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Sử dụng thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt acetaldehyde và acetone
- Lí do sử dụng: acetone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 1 (SGK Cánh diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch AgNO3 1% và lắc nhẹ. Có kết tủa xám xuất hiện
- PTHH:
AgNO3  +  NH3 +  H2O → AgOH + NH4NO3
- Sau đó kết tủa tan dần, tạo dung dịch trong suốt
- PTHH: AgOH +  2NH3 → [Ag(NH3)2]OH
- Nhỏ vài giọt dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều.
- Đun nóng nhẹ hỗn hợp trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH \(\underrightarrow{t^o}\) CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 2 (SGK Cánh diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Khi cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, hỗn hợp tạo kết tủa màu xanh lam, kết tủa đó là Cu(OH)2 (copper(II) hydroxide).
Cho CH3CHO vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và đun nóng nhẹ, hỗn hợp phản ứng chuyển dần từ màu xanh lam sang màu đỏ gạch (Cu2O).
PTHH:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
CH3CHO + 2Cu(OH)2 → CH3COONa + Cu2O + 3H2O

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh diều - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ cao sẽ làm tăng tốc độ phản ứng quá nhanh, không kiểm soát được, quá trình tráng bạc diễn ra không đồng đều, khó tạo được lớp tráng mỏng và đồng nhất. Nhiệt độ cao làm phân hủy phức chất bạc (Ag(NH3)2)OH tạo ra trong quá trình phản ứng, ảnh hưởng đến hiệu suất kết tủa bạc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 3 (SGK Cánh diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng.

- Giải thích: acetaldehyde chứa nhóm methyl ketone phản ứng với I2 trong môi trường kiềm tạo kết tủa iodoform màu vàng.

CH3CO-H + 3I2 +4NaOH → H-COONa+ 3NaI + CHI3 + 3H2O

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh diều - Trang 129)

Hướng dẫn giải

Formic aldehyde (HCHO) và acetic aldehyde (CH3CHO) là các aldehyde phân tử khối nhỏ có trạng thái khí ở nhiệt độ thường.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Công thức cấu tạo của acetone là CH3COCH3.

→ Chọn C.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 131)

Bài tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 131)

Bài tập 4 (SGK Cánh diều - Trang 131)

Hướng dẫn giải

- Công thức cấu tạo của các chất carbonyl có công thức phân tử là C3H6O:

+ CH3COCH3

+ CH3CH2CHO

- Cách nhận biết:

Chất

CH3COCH3

CH3CH2CHO

Hiện tượng khi nhận biết bằng thuốc thử Tollens

Không hiện tượng

Kết tủa bạc

Hiện tượng khi nhận biết bằng Cu(OH)2/OH-

Không hiện tượng

Kết tủa đỏ gạch

- Phương trình:

CH3CH2CH=O + 2(Ag(NH3)2)OH → CH3CH2COONH4 +2Ag↓ + 3NH3 + H2O

CH3CH2CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3CH2COONa + Cu2O + 3H2O

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)