Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Khi cần năng lượng cho các hoạt động, trong trường hợp thiếu oxygen thì tế bào sẽ tạo năng lượng thông qua quá trình phân giải kị khí.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ về quá trình phân giải các chất trong tế bào:

- Quá trình phân giải chất béo thành glycerol và acid béo.

- Quá trình phân giải protein thành các acid amin.

- Quá trình phân giải nucleic acid thành các nucleotide.

- ...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng vì trong quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản sẽ đồng thời giải phóng năng lượng tích lũy từ các chất phức tạp đó.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể:

- Khi tập thể dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh để phổi hấp thụ được nhiều khí Otạo ra năng lượng cho các hoạt động đó.

- Tốc độ của phân giải hiếu khí của một vận động viên đang thi đấu nhanh hơn một nhân viên văn phòng do vận động viên có nhu cầu năng lượng nhiều hơn.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp.

Mối quan hệ giữa các giai đoạn: Sản phẩm của quá trình trước làm nguyên liệu cho quá trình sau.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Quá trình đường phân tạo được 4 phân tử ATP nhưng do 2 phân tử ATP đã được sử dụng để hoạt hoá glucose nên chỉ thu được 2 ATP.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Sau khi kết thúc giai đoạn oxi hoá pyruvic acid và chu trình Krebs, sản phẩm tạo ra gồm: 6 CO2, 2 ATP, 8NADH, 2FADH2.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Vai trò của oxygen trong chuỗi truyền electron là vận chuyển electron cuối cùng trong chuỗi truyền electron:

Các electron được vận chuyển từ nơi có thế năng oxi hóa khử - thấp đến nơi có thế năng oxi hóa - khử cao. Oxygen là chất nhận electron cuối cùng do oxygen có khả năng oxi hóa cao, do đó, nếu không có oxi, chuỗi truyền electron sẽ không diễn ra, và sẽ chuyển sang con đường hô hấp kị khí (lên men) có hiệu quả chuyển hóa năng lượng thấp hơn (lượng ATP tạo thành sẽ thấp) và tạo ra các sản phẩm (axit lactic, rượu etylic) làm đầu độc tế bào.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Trong trường hợp tế bào sẽ chuyển sang hình thức phân giải kị khí là khi không được cung cấp đủ oxi

(Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・'))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Trong quá trình phân giải kị khí, do không có oxygen nên pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và chuyển hóa trực tiếp thành các sản phẩm khác mà không được chuyển vào ti thể, do đó quá trình phân giải kị khí không có sự tham gia của ti thể.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)