Bài 10 : Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Bài 1 (SGK trang 33)

Hướng dẫn giải

Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp:

Lớp Độ dày Trạng thái Nhiệt độ
Lớp vỏ Trái Đất Từ 5 km đến 7 km Rắn chắc Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC
Lớp trung gian Gần 3000 km Từ quánh dẻo đến lỏng Khoảng 1500oC đến 4700oC
Lõi Trái Đất Trên 3000 km Lỏng ở ngoài, rắn ở trong Cao nhất khoảng 5000oC

(Trả lời bởi Hoang Hung Quan)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 33)

Hướng dẫn giải

Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất trong 3 lớp cấu tạo nên Trái Đất.
- Độ dày của lớp vỏ thay đổi từ 5 - 70km, tùy thuộc vào vị trí.
- Nơi mỏng nhất là đáy đại dương (vực Marian), nơi dày nhất là vùng núi cao trên thế giới (đỉnh Everet)

Vai trò rất quan trọng,là nơi để con người và sinh vật sinh sống,sinh hoạt,hoạt động mỗi ngày

HỌC TỐT

(Trả lời bởi Hàn Vũ)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 33)

Câu C1 (SGK trang 31)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°c.

- Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°c.

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°c.



(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Thảo luận (3)

Câu C2 (SGK trang 33)

Hướng dẫn giải

Bao gồm có 7 mảng kiến tạo lớn:

+ Mảng Thái Bình Dương

+ Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a

+ Mảng Âu – Á

+ Mảng Phi.

+ Mảng Bắc Mĩ.

+ MảngNam Mĩ

+ Mảng Nam Cực.

(Trả lời bởi Nguyen Thi Mai)
Thảo luận (3)