5. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 62)

Hướng dẫn giải

- Chữ người tử tù dụng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn đọc ác, bất lương làm chủ. 

- Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 62)

Hướng dẫn giải

Nhà văn dẫn dắt độc giả đi từ những hiểu biết về phong cách nghệ thuật của nhà văn đến việc nắm bắt các biểu hiện sinh động của phong cách đó trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, kết hợp phân tích tác phẩm với mở rộng bình luận về những giá trị cao quý ở đời nhằm tạo điểm nhấn cho bài viết. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 62)

Hướng dẫn giải

Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân cho người đọc hiểu rằng: muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Thực hành viết (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 62)

Hướng dẫn giải

Dàn ý tham khảo: 

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

2. Thân bài

- Khái quát chủ đề của truyện

+ “Dưới bóng hoàng lan” gửi gắm tình yêu gia đình, quê hương và mối tình đầu trong sáng của nhân vật Thanh. 

- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+ Nhân vật Thanh: yêu thương bà, yêu gia đình, trân trọng cô gái hàng xóm

+ Nhân vật bà: yêu thương cháu, nhân hậu, giàu đức hi sinh

+ Nhân vật Nga: hiền lành, thuỷ chung

- Phân tích vai trò cuả nhân vật trong việc thể hiện chủ đề

+ Mối quan hệ giữa các nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề

- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra bài học cuộc sống

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)