3. Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?
3. Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?
4. Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Các câu văn trong phần 2 như:
+ "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh.
→ Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
5. Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.
- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
6. Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)