Lập phương trình của đường tròn (C) đi qua hai điểm \(A\left(1;2\right);B\left(3;4\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:3x+y-3=0\)
Lập phương trình của đường tròn (C) đi qua hai điểm \(A\left(1;2\right);B\left(3;4\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:3x+y-3=0\)
Lập phương trình của đường tròn đường kính AB trong các trường hợp sau :
a) A có tọa độ \(\left(-1;1\right)\), B có tọa độ \(\left(5;3\right)\)
b) A có tọa độ \(\left(-1;-2\right)\), B có tọa độ \(\left(2;1\right)\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Lập phương trình của đường tròn (C) tiếp xúc với các trục tọa độ và đi qua điểm \(M\left(4;2\right)\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGọi I(a;b) là tâm đường tròn (C). Do (C) tiếp xúc với các trục tọa độ nên |a|=|b|.
Lại có C đi qua M(4;2) nên a,b>0. Khi đó I(a;a).
Pt (C) có dạng (C):(x−a)2+(y−a)2=a2
Thay x=4; y=2 vào rồi giải ra a.
=> đpcm.
(Trả lời bởi qwerty)
Cho đường tròn (C) : \(x^2+y^2-x-7y=0\) và đường thẳng d : \(3x+4y-3=0\)
a) Tìm tọa độ giao điểm của (C) và d
b) Lập phương trình tiếp tuyến với (C) tại các giao điểm đó
c) Tìm tọa độ giao điểm của hai tiếp tuyến
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
a) Tọa độ giao điểm của (C) và d là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}x^2+y^2-x-7y=0\left(1\right)\\3x+4y-3=0\left(2\right)\end{matrix}\right.\)
Từ (2) => \(x=\dfrac{3-4y}{3}\) thay vào (1) ta được:
\(\left(\dfrac{3-4y}{3}\right)^2+y^2-\dfrac{3-4y}{3}-7y=0\)
<=> 16y2-24y+9+9y2-9+12y-63y=0
<=>25y2-75y=0
<=> y=0=>x=1
hoặc y=3=>x=-3
Gọi 2 giao điểm là M và N =>tọa độ M(1;0) và N(-3;3)
b) Viết lại phương trình (C): \(\left(x-\dfrac{1}{2}\right)^2+\left(y-\dfrac{7}{2}\right)^2=\dfrac{25}{2}\)
=>tọa độ tâm I(0,5;3,5)
Gọi d1,d2 là các tiếp tuyến tại M và N
VTPT của d1 là: \(\overrightarrow{IM}=\left(\dfrac{1}{2};-\dfrac{7}{2}\right)\) và M thuộc d1
=> phương trình d1: \(\dfrac{1}{2}\left(x-1\right)-\dfrac{7}{2}y=0\)
hay d1: x-7y-1=0
Bằng cách tính tương tự ta được phương trình tiếp tuyến d2:
d2:7x+y+18=0
c)Tọa độ giao điểm d1 và d2 là nghiệm của hệ:
\(\left\{{}\begin{matrix}x-7y-1=0\\7x+y+18=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-\dfrac{5}{2}\\y=-\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\)
=>tọa độ giao điểm là (-2,5;-0,5)
(Trả lời bởi Xuân Tuấn Trịnh)
Cho đường tròn (C) : \(x^2+y^2-6x+2y+6=0\) và điểm \(A\left(1;3\right)\)
a) Chứng tỏ rằng điểm A nằm ngoài đường tròn (C)
b) Lập phương trình tiếp tuyến với (C) xuất phát từ điểm A
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) \(\left(C\right)\) có tâm \(I\left(3;-1\right)\) và có bán kính \(R=2\), ta có :
\(IA=\sqrt{\left(3-1\right)^2+\left(-1-3\right)^2}=2\sqrt{5}\)
\(IA>R\), vậy A nằm ngoài (C)
b) \(\Delta_1:3x+4y-15=0;\Delta_2:x-1=0\)
(Trả lời bởi Nguyen Thuy Hoa)
Lập phương trình tiếp tuyến \(\Delta\) của đường tròn (C) : \(x^2+y^2-6x+2y=0\) biết rằng \(\Delta\) vuông góc với đường thẳng \(d:3x-y+4=0\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Cho đường tròn (C) : \(\left(x+1\right)^2+\left(y-2\right)^2=0\) và điểm \(M\left(2;-1\right)\)
a) Chứng tỏ rằng qua M ta vẽ được hai tiếp tuyến \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) với (C). Hãy viết phương trình của \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) ?
b) Gọi \(M_1\) và \(M_2\) lần lượt là hai tiếp điểm của \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) với (C). Hãy viết phương trình của đường thẳng d đi qua \(M_1\) và \(M_2\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) có phương trình \(x^2+y^2-8x-6y=0\) biết rằng tiếp tuyến đó đi qua gốc tọa độ O
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Cho hai đường tròn \(\left(C_1\right):x^2+y^2-6x+5=0\)
\(\left(C_2\right):x^2+y^2-12x-6y+44=0\)
a) Tìm tâm và bán kính của \(\left(C_1\right)\) và \(\left(C_2\right)\)
b) Lập phương trình tiếp tuyến chung của \(\left(C_1\right)\) và \(\left(C_2\right)\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải