Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 Sở Giáo Dục Và Đào Tạo TP. Cần Thơ Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Năm Học 2009-2010 Môn: GDCD 11 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Bảo vệ tài nguyên môi trường là gì? A. Nghiêm cấm các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường. B. Tuyệt đối không khai thác, giữ nguyên hiện trạng. C. Chỉ khai thác: đất đai, thực, động vật,... D. Sử dụng hợp lí tài nguyên,môi trường, tích cực cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường đang diễn ra. Câu 2. Ngày nay, các nước có nền kinh tế phát triển, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thế giới là nhờ: A. Nguồn nhân lực dồi dào. B. Sử dụng tốt các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. C. Không có chiến tranh. D. Tài nguyên phong phú. Câu 3. Ở nước ta, vấn đề nào có tác động lâu dài đến chất lượng cuộc sống con người và sự phát triển bền vững đất nước? A. Giáo dục và rèn luyện thể chất B. Phát triển kinh tế ở nông thôn. C. Phát triển đô thị. D. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ. Câu 4. Em hiểu “ Sức mạnh dân tộc ” trong chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước ta gì? A. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết các dân tộc. B. Sức mạnh của sự kết hợp giữa lịch sử và thời đại. C. Sức mạnh của văn hóa, tinh thần, của truyền thống và sức mạnh vật chất của dân tộc. D. Sức mạnh của quân đội chính quy, hiện đại. Câu 5. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta xác định vai trò “ Quốc sách hàng đầu ” thuộc về: A. Khoa học- công nghệ và văn hóa. B. Văn hóa và giáo dục- đào tạo. C. Giáo dục- đào tạo. D. Giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ. Câu 6. “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ”. Bác muốn đề cao vai trò của hoạt động nào qua câu nói trên? A. Khoa học, công nghệ. B. Giáo dục. C. Văn hóa- giáo dục, đào tạo- khoa học, D. Văn hóa. công nghệ. Câu 7. Nhiệm của Giáo dục và Đào tạo? A. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. B. Đào tạo nhân tài, bồi dưỡng dân trí, nâng cao nhân lực. C. Đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nhân lực, nâng cao dân trí. D. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Câu 8. Câu nào sau đây có nội dung đúng? A. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư là làm cho môi trường sạch, đẹp. B. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông suối không cần tiết kiệm nước. C. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường. D. Dùng nhiều phân bón hóa học sẽ tốt cho cây và cho đất. Mã Mã đề: 426 2 Câu 9. Việc mở rộng qui mô giáo dục ở nước ta phải: A. Đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng trong đào tạo của ngành giáo dục. B. Gắn với nhu cầu, thị hiếu của đa số người trong xã hội. C. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. D. Từ các cơ sở giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Câu 10. Theo em, cách xử lý rác nào dưới đây đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Đốt. B. Phân loại và tái chế. C. Đổ tập trung đúng nơi qui định. D. Chôn sâu. Câu 11. Đấu tranh thực hiện bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực đời sống là biểu hiện của dân chủ ở lĩnh vực nào? A. Văn hóa. B. Xã hội. C. Chính trị. D. Quyền con người. Câu 12. Hiện nay, vấn đề việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với người trong độ tuổi lao động ở nước ta. Ý kiến của em? A. Đồng ý với nhận định trên. B. Không đồng ý với nhận định trên. Câu 13. Nội dung nào thuộc quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị? A. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tác văn hóa, nghệ thuật của chính mình. B. Quyền được thông tin, được tự do ngôn luận, tự do báo chí. C. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Câu 14. Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại các nước công nghiệp trên thế giới thuộc về yếu tố nào? A. Khí thải từ phương tiện giao thông. B. Khí thải do các nhà máy hóa chất. C. Do quá trình xử lí rác. D. Khí thải công nghiệp. Câu 15. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước trên thế giới. Đảng ta xác định khoa học, công nghệ là: A. Tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Động lực để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. C. Điều kiện để phát triển xã hội. D. Là cơ sở để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng. Câu 16. Nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của giáo dục đào tạo nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì? A. Xây dựng xã hội học tập. B. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. C. Cung cấp nguồn lao động D. Phục vụ sự nghiệp xây dựng đất có chất lượng cao cho xã hội. nước. Câu 17. Chúng ta cần phải làm gì để xây dựng nền văn hóa tiên tiến? A. Xóa sạch những gì thuộc về quá khứ của dân tộc. B. Đấu tranh với những quan niệm và những tập quán lạc hậu. C. Khư khư bảo vệ những gì thuộc về quá khứ. D. Kế thừa những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Câu 18. Để tạo điều kiện hội nhập và phát triển đất nước, giáo dục - đào tạo nước ta cần phải làm gì? A. Quan hệ hòa bình, hữu nghị với nhân dân trên thế giới. B. Đào tạo nhiều nhân tài, nhiều chuyên gia giỏi trên tất cả các lĩnh vực. C. Thực hiện tốt công tác đối ngoại. D. Làm tốt công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Câu 19. Trong các yếu tố hợp thành công nghệ, yếu tố nào đóng vai trò quyết định? A. Thông tin. B. Con người. C. Quản lý. D. Thiết bị. 3 Câu 20. Hát ru Nam bộ thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vât thể. Câu 21. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học, công nghệ nước ta hiện nay là: A. Nâng cao tiềm lực của nền quốc phòng và an ninh nhân dân. B. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng và bộ máy nhà nước. C. Đổi mới nền kinh tế nhiều thành phần theo hướng CNH, HĐH và XHCN. D. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Câu 22. Đấu tranh với tệ nạn mê tín, dị đoan là biểu hiện của dân chủ ở lĩnh vực nào? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Tư tưởng. D. Chính trị. Câu23. Chính sách quốc phòng, an ninh chỉ có vai trò quan trọng và cần thiết trong thời kỳ đất nước có chiến tranh? A. Đúng. B. Sai. Câu 24. Vai trò nồng cốt để tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia thuộc về lực lượng nào? A. Quân đội nhân dân và Công an B. Quân đội nhân dân, an ninh nhân dân. nhân dân. C. Khối đại đoàn kết dân tộc. D. Lực lượng quốc phòng và lực lượng an ninh. Câu 25. Quyền làm chủ về kinh tế của công dân VN biểu hiện đầy đủ nhất ở nội dung nào? A. Chính sách kinh tế nhiều thành phần. B. Chính sách dân số và giải quyết việc làm. C. Quyền tự do tìm việc làm của người lao động. D. Quyền hợp tác sản xuất kinh doanh với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Câu 26. Để giữ cho môi trường trong sạch, biện pháp nào hiệu quả nhất ? A. Mọi công dân đều chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. B. Các nhà máy đều có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm. C. Thu gom và xử lí tốt rác thải sinh hoạt. D. Không chặt phá rừng bừa bãi. Câu 27. Nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN trong lĩnh vực kinh tế là gì? A. Quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với tư liệu sản xuất. B. Quyền được tham gia tổ chức và quản lý sản xuất. C. Quyền tự do mua bán, sản xuất kinh doanh. D. Quyền có việc làm và thu nhập. Câu 28. Thông thường, tài nguyên thiên nhiên được chia làm mấy loại : A. Hai loại: có thể phục hồi – không thể phục hồi. B. Hai loại: tài nguyên biển và tài nguyên trên đất liền. C. Bốn loại: đất đai, khoáng sản, động vật, thực vật. D. Ba loại: đất đai, động vật, thực vật. Câu 29. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với sinh viên Cao đẳng, Đại học có hoàn cảnh khó khăn là thực hiện nội dung nào trong chính sách giáo dục ở nước ta? A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Xóa đói giảm nghèo trong giáo dục. C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Xã hội hóa giáo dục. Câu 30. Theo em, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần tiếp thu những gì? A. Tiếp thu những cái mới, lạ mà nước ta chưa có. B. Tiếp thu các thành tựu trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. C. Tiếp thu tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu trên mọi lĩnh vực của nhân loại. D. Tiếp thu các thành tựu trên lĩnh vực khoa học và công nghệ. 4 Câu 31. Cồng chiên Tây Nguyên của nước ta thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 32. Theo em, nhiệm vụ trọng tâm, khoa học và công nghệ cần tập trung thực hiện? A. Phát triển nhanh số lượng cán bộ khoa học trong phạm vi cả nước. B. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. C. Nghiên cứu đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn cho Đảng và Nhà nước. D. Hoàn thiện cơ sở pháp lí, nâng cao hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Câu 33. Trong giai đoạn hện nay, con đường nào giúp một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hùng mạnh? A. Khai thác tối đa nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. B. Tích cực tiếp thu và sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. C. Huy động tối đa nguồn vốn trong nước và ngoài nước để phát triển kinh tế. D. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên sẵn có. Câu 34. Dân chủ và pháp luật, kỷ luật luôn luôn mâu thuẫn với nhau: A. Đúng. B. Sai. Câu 35. Đối với nước ta, nội dung nào sau đây biểu hiện sự hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo? A. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và thế giới. B. Tiếp cận các nền giáo dục của các nước trên thế giới. C. Tiếp cận những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của các nước tiên tiến. D. Học tập kinh nghiệm về phát triển giáo dục đào tạo của các nước trên thế giới. Câu 36. Nền văn hóa mà nhân dân ta xây dựng là nền văn hóa như thế nào? A. Nền văn hóa mang đậm tính B. Nền văn hóa tiến bộ, văn minh. nhân đạo, nhân văn. C. Nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc. D. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 37. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học, công nghệ ở nước ta là gì? A. Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân. B. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. C. Phát triển nền kinh tế tri thức. D. Thực hiện một số công trình nghiên cứu khoa học. Câu 38. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê là để: A. Hạn chế việc sử dung tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững. B. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại tài nguyên. C. Làm giàu ngân sách nhà nước. D. Tránh tình trạng tài nguyên vô chủ. Câu 39. Hãy tìm điểm chung của ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường: A. Sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường. B. Gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. C. Hậu quả của quá trình công nghiệp hóa. D. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường. Câu 40. Nguyên nhân nào làm cho đất bị xói mòn nghiêm trọng: A. Mưa lũ kéo dài. B. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi. C. Hạn hán kéo dài. D. Thiếu tính toán khi xây dựng khu kinh tế mới
00:00:00