Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN KIỂM TRA 15 PHÚT – HỌC KÌ I (2016 – 2017) TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD MÔN: GDCD 11 Câu 1: Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố: A. Sức lao động với công cụ lao động. B. Lao động với tư liệu lao động. C. Sức lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động. Câu 2: Trong nền sản xuất lớn hiện đại, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định quá trình sản xuất? A. Công cụ lao động. C. Tư liệu lao động. B. Đối tượng lao động. D. Sức lao động. Câu 3: Yếu tố nào không phải là tư liệu lao động? A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. B. Công cụ lao động. D. Nguyên liệu. Câu 4: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là: A. Giống nhau. C. Không có liên hệ với nhau. B. Giống nhau, có liên hệ với nhau. D. Khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau. Câu 5: Bộ phận nào của tư liệu lao động được coi là tiêu chí phản ánh đặc trưng phát triển của một thời đại kinh tế? A. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. B. Nhà cửa, kho bãi để chứa đựng, bảo quản. D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. Câu 6: Đối tượng lao động là: A. Các vật có trong tự nhiên. B. Những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích của con người. C. Những vật dùng để truyền dẫn sức lao động của con người. D. Công cụ lao động. Câu 7: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là: A. Đồng nghĩa. C. Độc lập với nhau. B. Trái ngược nhau. D. Có liên hệ với nhau và làm điều kiện cho nhau. Câu 8: Trong tư liệu lao động, bộ phận nào quyết định đến năng suất lao động? A. Sức lao động. C. Công cụ lao động. B. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. D. Nguyên liệu cho sản xuất. Câu 9: Nhận định sai về đối tượng lao động: A. Bất kì yếu tố tự nhiên nào cũng là đối tượng lao động. B. Mọi nguyên liệu đều là đối tượng của lao động. C. Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ. D. Không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Câu 10: Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi: A. Công dụng của hàng hóa. B. C. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. C. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa. D. D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa. Câu 11: Các chức năng của tiền tệ là: A. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới. B. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện mua bán, tiền tệ thế giới. C. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. D. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán. Câu 12: Nhận định không đúng về sản phẩm và hàng hóa: A. Mọi sản phẩm đều là kết quả của sản xuất. B. C. Mọi sản phẩm đều là hàng hóa. C. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm. D. D. Không phải mọi sản phẩm đều là hàng hóa. Câu 13: Hàng hóa là: A. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu của con người. B. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán. C. Sản phẩm ở trong kho bãi. D. Sản phẩm được sản xuất ra để đem bán. Câu 14: Ý kiến nào dưới đây đúng về bản chất của tiền tệ? A. Tiền tệ là tiền do nhà nước phát hành, vàng, ngoại tệ. B. Là phương tiện để trao đổi hàng hóa và để thanh toán. C. Là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung. D. Là thước đo giá trị của hàng hóa. Câu 15: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào? A. Hàng hóa - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hóa. B. Hàng hóa - tiền tệ, người mua - người bán. C. Hàng hóa, người mua - người bán. D. Người mua - người bán, giá cả hàng hóa. Câu 16: Các chức năng cơ bản của thị trường là gì? A. Thực hiện, thông tin, điều tiết. C. Kiểm tra, đánh giá. B. Thừa nhận, kích thích. D. Điều tiết, thừa nhận. Câu 17: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để: A. Trao đổi thông tin với nhau. B. Xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ. C. Xác định thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. D. Tăng cường quảng cáo về sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Câu 18: Khi người sản xuất đem hàng hóa ra thị trường, những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. Trong trường hợp này, thị trường thực hiện chức năng gì? A. Kích thích. C. Thông tin. B. Điều tiết. D. Thực hiện. Câu 19: Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào? A. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. B. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán. C. Khi tiền dùng làm môi giới trong trao đổi hàng hóa. D. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Câu 20: Khi nào sản phẩm của lao động mang hình thái hàng hóa? A. Khi nó được người nhận sản xuất ra. B. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa. C. Khi nó là đối tượng mua - bán trên thị trường. D.Khi nó thỏa mãn nhu cầu bất kỳ của con người.
00:00:00