Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/5 - Mã đề thi 357 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐÁP ÁN CHI TIẾT THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đáp án có 5 trang) Câu 1. Hội chứng Claiphentơ ở người thuộc thể đột biến nào? A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể đa bội. Câu 2. Giun đũa sống trong ruột người thuộc mối quan hệ A. cộng sinh. B. nửa kí sinh. C. kí sinh. D. hội sinh. Câu 3. Dạng biến dị nào sau đây không phải là nguồn biến dị di truyền để có thể tạo giống mới? A. Biến dị tổ hợp. B. Thường biến. C. Đột biến. D. ADN tái tổ hợp. Câu 4. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào o Tôm o Cá rô o Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, chim bói cá thuộc sinh vật tiêu thụ bậc A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Hoạt động của các gen trong opêron Lac khi môi trường có lactôzơ, nhận định nào sau đây đúng? A. prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O). B. các gen Z, Y, A bị ức chế phiên mã. C. prôtêin ức chế bị bất hoạt. D. enzim ARN pôlimeraza không thể liên kết được với vùng khởi động (P). Câu 6. Cacbon đi vào chu trình sinh địa hóa dưới dạng A. CO. B. CO2. C. C6H12O6. D. Nguyên tử cacbon. Câu 7. Để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X hay do gen trên NST thường qui định, người ta có thể dùng phương pháp A. nghiên cứu phả hệ. B. phân tích bộ NST. C. nghiên cứu tế bào. D. nghiên cứu mức phản ứng. Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường hay trên NST X qui định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính. Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng ở thực vật? A. Mạch gỗ vận chuyển các chất được tổng hợp từ lá. B. Mạch rây vận chuyển nước. C. Khí CO2 được khuếch tán vào lá thông qua khí khổng. D. Dịch mạch rây chủ yếu là nước, các ion khoáng, các chất hữu cơ được tổng hợp tử rễ. Câu 9. Dạng đột biến nào sau đây luôn luôn làm tăng số lượng gen alen trong tế bào? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. C. Lệch bội. D. Đa bội. Câu 10. Động vật nào sau đây hô hấp qua bề mặt cơ thể? A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Cá rô phi. D. Rắn. Câu 11. Đơn phân cấu tạo nên axit nuclêic là A. gen. B. nuclêôtit. C. nuclêôxôm. D. axit amin. Câu 12. Voi trong rừng mưa nhiệt đới thường có số lượng khoảng 25 con/quần thể. Đây là ví dụ về A. mật độ cá thể của quần thể. B. sự tăng trưởng của quần thể. C. sự phân bố cá thể của quần thể. D. kích thước quần thể. Câu 13. Dạng nào sau đây thuộc đột biến lệch bội? A. Hội chứng Đao. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh mù màu. D. Ung thư máu. Câu 14. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Thỏ. B. Rắn. C. Ếch. D. Cá. Câu 15. Cơ thể mang kiểu gen nào sau đây là cơ thể thuần chủng? A. AaBb. B. AABb. C. Aabb. D. AAbb. Câu 16. Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 17. Động vật nào sau đây có nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XY và ở giới cái là XX? A. Ruồi giấm. B. Gà. C. Châu chấu. D. Bồ câu. Ruồi giấm: ♂ XY, ♀ XX; Gà và bồ câu: ♂ XX, ♀ XY; Châu chấu: ♂ XO, ♀ XX. Mã đề thi : 357 Trang 2/5 - Mã đề thi 357 Câu 18. Trong lịch sử sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở đại A. Nguyên sinh. B. Cổ sinh. C. Trung sinh. D. Tân sinh. Câu 19. Tập hợp tất cả các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là A. thường biến. B. mức phản ứng. C. sự mềm dẻo kiểu hình. D. biến dị tổ hợp. Câu 20. Tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể? A. Một tổ ong. B. Cá trong ao. C. Chim trên đồng ruộng. D. Cây trong vườn. Câu 21. Ở một loài thực vật, màu hoa do cặp gen A, a qui định, kiểu gen AA qui định hoa đỏ, kiểu gen Aa qui định hoa hồng, kiểu gen aa qui định hoa vàng; chiều cao cây do cặp gen B, b qui định, alen B qui định thân cao, trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Trong quần thể, những cây hoa hồng, thân cao có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Kiểu gen cây hoa hồng, thân cao: AB aB , AB ab , Ab aB Câu 22. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa là các A. đột biến. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. thường biến. Câu 23. Đối tượng được Menđen sử dụng trong nghiên cứu qui luật di truyền là A. ruồi giấm. B. đậu Hà Lan. C. cá rô phi. D. cây hoa cẩm tú cầu. Câu 24. Nhân tố tiến hóa nào sau đây qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di – nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 25. Triplet nào sau đây trên mạch gốc của gen có mã hóa axit amin? A. 3’ATT5’. B. 5’XTA3’. C. 5’TGA3’ . D. 3’AXT5’ . Các triplet 3’ATT5’, 5’XTA3’và 3’AXT5’ là triplet kết thúc không mã hóa axit amin. Câu 26. Để bảo quản nông phẩm, người ta đã sử dụng A. O2 ở nồng độ cao. B. O2 ở nồng độ thấp. C. CO2 ở nồng độ cao. D. CO2 ở nồng độ thấp. Vì ở nồng độ cao, CO2 là một tác nhân gây ức chế quá trình hô hấp. Câu 27. Một quần thể cân bằng có tần số kiểu gen Aa là 49,5% thì có thể có tần số alen A là A. 0,7. B. 0,35. C. 0,9. D. 0,55. 2pq = 0,495; p + q = 1 Ÿ p = [A] = 0, 55; q = [a] = 0,45. Câu 28. Trong pha sáng của quang hợp ở thực vật, ion H+ tạo ra từ quang phân li nước đã khử NADP+ thành dạng A. APG. B. ATP. C. ALPG. D. NADPH. Câu 29. Loài động vật nào sau đây có manh tràng lớn? A. Thỏ. B. Cừu. C. Bò. D. Dê. Câu 30. Có 10 vi khuẩn E.Coli chứa N14 trong vật chất di truyền, được nuôi trong môi trường chứa N15, qua 2 thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu vi khuẩn E. Coli có chứa hoàn toàn N15 trong vật chất di truyền? A. 30. B. 10. C. 20. D. 40. Số vk E.Coli chứa hoàn toàn N15 = 10.22 - 10.2 = 20 Câu 31. Xét hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn, một phép lai giữa hai cây cùng loài không thể tạo ra ở đời con tỉ lệ kiểu gen nào sau đây? A. 3 : 1. B. 1 : 2 : 1. C. 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1. Có thể tìm được phép lai tạo đời con có tỉ lệ kiểu gen 1 : 1 : 1 : 1 ( AB ab x Ab aB ...); 1: 2 : 1 ( AB ab x AB ab ...); 1: 1 ( AB ab x ab ab ...). Không có phép lai nào tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen 3 : 1. Câu 32. Một quần thể thực vật tứ bội tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: (P): 0,25 AAAA : 0,2 AAAa : 0,1 AAaa : 0,2 Aaaa : 0,25 aaaa Biết các cây tứ bội tạo giao tử lưỡng bội có khả năng sống. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AAaa ở F1 là A. 0,15. B. 0,34. C. 0,08. D. 0,21. Trang 3/5 - Mã đề thi 357 TLKG AAaa ở F1 = 0,2.1/2.1/2 + 0,1.18/36 + 0,2.1/2.1/2 = 0,15. Câu 33. Xét một lôcut gen có 4 alen, thứ tự trội hoàn toàn của các alen như sau: a1 > a2 > a3 > a4. Trong một quần thể lưỡng bội ngẫu phối, có tối đa bao nhiêu phép lai (không kể giới tính) tạo ra đời con chỉ mang một loại kiểu hình? A. 8. B. 4. C. 20. D. 10. Số phép lai tạo ra đời con chỉ mang một loại kiểu hình = 1 6 n (n + 1) (n + 2) = 1/6.4.5.6 = 20 Câu 34. Một loài thực vật, màu sắc hoa do 2 cặp gen A, a và B, b cùng qui định. Phép lai P: cây hoa đỏ x cây hoa đỏ, thu được F1 có tỉ lệ 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Cho các cây mang 1 alen trội ở F1 giao phấn với cây dị hợp tử 2 cặp gen, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. C. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 7 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Qui định gen: A-B-, A-bb và aaB-: hoa đỏ; aabb: hoa trắng. P: AaBb x AaBb o F1: (1AA : 2Aa : 1aa) (1BB : 2Bb : 1bb) Cây mang 1 alen trội ở F1 x Cây dị hợp tử 2 cặp gen (1/2Aabb : 1/2aaBb) AaBb G: 1/2 ab 1/4 ab F2: Hoa trắng = 1/2 x 1/4 = 1/8 Ÿ Hoa đỏ = 7/8. Câu 35. Một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen có 2 alen và mỗi gen qui định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Lai giữa hai cây cùng loài (P) có kiểu gen khác nhau nhưng đều dị hợp tử 2 cặp gen, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 56 : 19 : 19 : 6. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây không đúng? A. Ở (P) có thể xảy ra hoán vị gen hai bên với tần số 40%. B. Ở (P) có thể xảy ra hoán vị gen một bên với tần số 24%. C. Kiểu hình lặn cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. D. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen ở F1 có thể là 26%. * Nếu hoán vị gen 2 bên: P: AB ab x Ab aB GP: AB = ab = x AB = ab = 0,5 – x Ab = aB = 0,5 - x Ab = aB = x F1: A- B- = 0,56; A-bb = 0, 19; aaB- = 0,19; aabb = 0,06 x (0,5 – x) = 0,06 Ÿ x = 0,3 (giao tử liên kết) Ÿ f = 0,4. Tỉ lệ KG dị hợp tử 2 cặp gen ở F1 = 0,3.0,2.4 = 0,24 * Nếu hoán vị gen 1 bên: P: AB ab x Ab aB GP: AB = ab = 0,5 AB = ab = y Ab = aB = 0,5 - y 0,5.y = 0,06 Ÿ y = 0,12 Ÿ f = 0,24. Tỉ lệ KG dị hợp tử 2 cặp gen ở F1 = 0,5.0,12.2 = 0,12 Câu 36. Ở một loài thực vật, mỗi gen qui định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ P thuần chủng, tương phản, F1 thu được 100% cây thân thấp, hoa đỏ. Cho F1 lai phân tích, thu được Fa 50% cây thân thấp, hoa trắng và 50% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây đồng hợp tử trội về chiều cao và đồng hợp tử lặn về màu sắc hoa, thu được F2. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây không đúng với F2? A. Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình tùy thuộc vào tần số hoán vị gen. B. Luôn có hai loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau. C. Tất cả các cây đều thân thấp. D. Một nửa số cây có hoa trắng. P thuần chủng, tương phản Ÿ F1 dị hợp tử 2 cặp gen, trội cả 2 tính trạng Ÿ Qui định gen: A thân thấp, a thân cao, B hoa đỏ, b hoa trắng. F1 lai phân tích, Fa có 2 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau Ÿ F1 liên kết gen hoàn toàn. Fa có thân thấp, hoa trắng Ÿ F1 có tạo ra giao tử Ab, Fa có thân cao, hoa đỏ Ÿ F1 có tạo ra giao tử aB. Ÿ Kiểu gen F1 Ab aB x Ab Ab G: AB = ab = x Ab Ab = aB = 0,5 – x F2: A-B- = x + (0,5 – x) = 0,5; A-bb = x + (0,5 – x) = 0,5 Ÿ Kết quả thu được ở F2 không phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. Trang 4/5 - Mã đề thi 357 Câu 37. Hình bên mô tả 1 tế bào của cơ thể lưỡng bội đang trong quá trình giảm phân, không xảy ra đột biến. A, b và D là kí hiệu của các nhiễm sắc thể (NST). Giả sử trong quần thể của loài này đã xảy ra đột biến tạo ra các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể thì trong mỗi thể một chứa bao nhiêu NST? A. 2. B. 5. C. 3. D. 7. NST đang xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Ÿ Kì giữa II Ÿ n = 3 Ÿ 2n = 6. Thể một: 2n -1 = 5. Câu 38. Cho phép lai (P) ở một loài động vật: ♀ AB ab De dE × ♂ Ab aB DE de , thu được F1. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, con đực không xảy ra hoán vị gen, con cái xảy ra hoán vị gen ở cả hai cặp nhiễm sắc thể với tần số 20%. Theo lí thuyết, khi nói về F1, nhận định nào sau đây sai? A. Không xuất hiện kiểu hình lặn cả 4 tính trạng. B. Kiểu hình trội cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ lớn nhất. C. Tổng các cá thể mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 97,5%. D. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 20%. F1: A-B- = 0,5; A-bb = 0,25; aaB- = 0,25; aabb = 0 D-E- = 0,55; D-ee = 0,2; ddE- = 0,2; ddee = 0,05 Do aabb = 0 Ÿ Không xuất hiện kiểu hình lặn cả 4 tính trạng. Tổng các cá thể mang ít nhất 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = 1 – 0,5.0,05 = 0,975. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn = 0,5.0,05 + 0,5.0,4 = 0,225. Câu 39. Ở ruồi giấm, gen A qui định thân xám, trội hoàn toàn so với alen a qui định thân đen; gen B qui định cánh dài, trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh cụt; gen D qui định mắt đỏ, trội hoàn toàn so với alen d qui định mắt trắng. Cặp gen qui định màu thân và cặp gen qui định chiều dài cánh cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) thường, cặp gen qui định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Thế hệ P: ♀ AB ab XDXd x ♂ Ab aB XDY, thu được F1 có 144 cá thể. Biết rằng ở thế hệ P, các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 48%. Tần số hoán vị gen của ruồi cái là 30%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. Có 300 tế bào sinh trứng đã thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử, trong đó có 120 tế bào không xảy ra hoán vị gen. II. Kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 chiếm tỉ lệ 3/8. III. Ở F1, tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ và ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng bằng nhau. IV. Ruồi cái đồng hợp tử ở F1 chiếm tỉ lệ 12,5%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hiệu suất thụ tinh của trứng = (Số trứng được thụ tinh/tổng số trứng) x 100% œ (144/tổng số trứng). 100% = 48% Ÿ Tổng số trứng = 300. Gọi a là số tế bào sinh trứng có xảy ra hoán vị gen trong giảm phân Ÿ Số trứng có hoán vị = a/2 f = (Số trứng có hoán vị/Tổng số trứng) x 100% œ a/2 300 . 100% = 30% Ÿ a = 180 Ÿ Số tế bào sinh trứng không hoán vị = 300 – 180 = 120. P: ♀ AB ab XDXd (f = 0,3) x ♂ Ab aB XDY GP: AB = ab = 0,35; Ab = aB = 0,15 Ab = aB = 0,5 F1: (A-B- = 0,5; A-bb = 0,25; aaB- = 0,25; aabb = 0) (1/4 XDXD: 1/4 XDXd : 1/4 XDY : 1/4 XdY) Ở F1: Xám, dài, đỏ (A-B-XD-) = 0,5.3/4= 3/8; Ruồi cái đồng hợp = 1/4.0,5.0,15.2 = 3,75%. I, II và III đúng; IV sai. Hình: Tế bào đang giảm phân 5 Câu 40. Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người (bệnh A và bệnh B), trong đó có một bệnh do gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến và người số 1 không mang alen quy định bệnh A. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 10 người trong phả hệ. II. Người số III.13 có thể không mang alen quy định bệnh B. III. Xác suất sinh con gái không mắc cả hai bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là 5/32. IV. Con trai và con gái của cặp vợ chồng III.12 và III. 13 đều có thể bị bệnh B với xác suất như nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Qui định gen: A: bình thường; a: bệnh A. XB: bình thường; Xb: bệnh B. I. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ: 1, 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11. III. Xác suất sinh con gái không mắc cả hai bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là 5/16 vì: Đời con của III.12 và III.13 là: (2/6 AA: 3/6 Aa : 1/6 aa) (3/8 XBXb : 1/8 XbXb : 3/8 XBY : 1/8 XbY) Ÿ Xác suất sinh con gái không mắc cả hai bệnh = 5/6 . 3/8 = 5/16. II và IV đúng, I và III sai. --------------------------------
00:00:00