Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 ÔN THI 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2018 Môn thi: Ngữ văn (Dùng cho mọi thí sinh thi vào trường chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép lạ ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.” (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì, dẫn theo Ngữ Văn 8, Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 26) 1. Xác định phép lập luận của đoạn văn. 2. Phân tích tác dụng của hai biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn. Câu 2: Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn. Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng – Phân – Hợp (khoảng 12 câu) trình bày ý kiến của em về những điều hành vi trên gợi ra. (Đánh số câu trong đoạn). Câu 3: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa 2 ÔN THI 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.” (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 55-56) -----Hết----- Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 3 ÔN THI 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: 1. Phép lập luận được sử dụng: diễn dịch. 2. - Biện pháp so sánh được sử dụng trong văn bản là: + Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. + Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. + Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép lạ ra một chân trời rực rỡ. + Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (học sinh chọn 2 / 4 phép so sánh) - Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp của Ba Vì vào những thời khắc khác nhau. Với mỗi thời điểm, Ba Vì được tác giả so sánh với đối tượng khác nhau nhằm làm nổi bật sự biến ảo lạ lùng của mảnh đất nơi đây. Đồng thời, phép so sánh còn cho thấy tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, con người và mảnh đất Ba Vì. Câu 2: 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội. - Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Nêu vấn đề nghị luận. b. Giải thích vấn đề: 4 ÔN THI 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN - Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dạy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn. Những điều mà hành vi trên gợi ra: + Cha mẹ luôn bao bọc con cái, chiều chuộng và nâng niu nhiều khi không đúng cách. + Trẻ em không được dạy về việc “vấp ngã phải tự đứng dậy” – bài học về sự tự lập. - Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Việc cha mẹ chăm sóc, nâng niu là chuyện dường như tự nhiên phải vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cha mẹ cần để con tự lập, điều đó sẽ quyết định đến tương lai dài lâu của con trẻ sau này. - Tự lập là do chính bản thân mình làm, không có sự phụ thuộc hay giúp đỡ từ cá nhân, yếu tố bên ngoài. Tự lập là một cách sống độc lập, tự bản thân mình lo lắng, đưa ra quyết định đối với tất cả các công việc của bản thân. Khi vấp ngã, khi thất bại biết tự đứng dậy cũng là biêu hiện của tự lập. c. Bàn luận vấn đề: - Tại sao con người cần tự lập? + Mỗi con người là một cá thể độc lập, có suy nghĩ riêng và có nhận thức riêng, đi kèm với nó cũng là một đời sống riêng nên cần có tự lập để có thể sống trọn vẹn một cuộc đời với những hoài bão riêng đó. + Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách; con người cần học cách tự thích nghi với nó. Chỉ có sự tự lập mới giúp con người dũng cảm vượt qua mọi khó khăn thử thách. + Không ai có thể lúc nào cũng bên cạnh ta, giúp đỡ và che chở cho ta cả đời, kể cả gia đình. Chính vì vậy mà mỗi người cần rèn luyện cho mình thói quen tự lập để lúc nào cũng chủ động trong cuộc đời của mình. 0 Tự lập là thói quen cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. - Một người tự tập sẽ là người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Con người tự lập cũng sẽ là người dũng cảm dấn thân và tìm đường hướng riêng cho bản thân. Con người tự lập chắn chắn là những người thành công trong cuộc sống. - Phản đề: Nếu con người không tự lập thì sẽ như thế nào? + Đối với bản thân, nếu không tự lập sẽ trở nên ỉ lại, mọi công việc sẽ lệ thuộc vào người khác. Bạn hãy thử tưởng tượng mình cứ phải trông chờ, nhờ vả vào người khác 5 ÔN THI 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN thì sẽ như thế nào? Rồi bạn sẽ dần dần trở thành nô lệ của chính mình, vì sự kém cỏi và dựa dẫm. + Đối với xã hội, nếu một xã hội chỉ toàn những người quen được bao bọc, quen được che chở thì xã hội sẽ kém phát triển về kinh tế, kém văn minh, lạc hậu, thậm chí là mầm mống của những tệ tham nhũng, quan liêu. - Bài học liên hệ bản thân: Bản thân em có phải là người tự lập chưa? Em sẽ làm gì để trở thành người tự lập? Câu 3:
00:00:00