Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao bài) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây và trả lời câu hỏi: “… Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm,… mỗi chúng ta vẫn đang đam mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư,… và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc (…)”. (Dẫn theo “Công nghệ số thay đổi văn hóa đọc”, http://vanhoadoisong.vn) Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau: “Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.” Câu 3 (1 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lí do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách? Câu 4 (1 điểm): Để đọc – hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc sách như thế nào? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách. Câu 2 (5 điểm) (…) “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” (trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2019) Cảm nhận của em về 2 khổ thơ trên. Em cần làm gì để xứng đáng với những công lao lớn của Bác. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Câu 1. Văn bản bàn về vấn đề lợi ích của việc đọc sách. Câu 2. Phép thế “Đó” – “đầu tư cho văn hóa đọc”. Câu 3. Lí do khiến người Việt ít đọc sách: chúng ta vẫn đang đam mê với những “like, share, bình luận”. Câu 4. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần: - Chọn sách mà đọc. - Đọc sách từ cơ bản đến chuyên sâu. - Đọc sách không cốt lấy nhiều mà cốt lấy tinh, đọc phải biết nghiền ngẫm. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1. 1. Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ. - Văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 2. Yêu cầu về nội dung: * Sách là phương tiện lưu trữ kho tri thức của nhân loại. Đọc sách là quá trình tiếp xúc với kho tri thức ấy để kho tàng ấy không bị mai một, đồng thời cũng khiến bản thân không bị lạc hậu. * Biểu hiện: - Đọc sách mọi lúc mọi nơi. - Vừa đọc vừa ghi chép nghiền ngẫm. - Đầu tư cho sách, dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách mỗi ngày. * Vai trò, tầm quan trọng của đọc sách: - Khiến con người có hiểu biết rộng hơn. - Khiến ta có thể vận dụng tri thức đọc được, học được qua mỗi trang sách để trở thành người có ích. * Sẽ ra sao nếu con người không đọc sách: con người sẽ bị tụt hậu, trống rỗng. * Làm sao để đọc sách có hiệu quả: - Chọn sách mà đọc. - Đọc sách từ cơ bản đến chuyên sâu. - Đọc sách không cốt lấy nhiều mà cốt lấy tinh, đọc phải biết nghiền ngẫm. * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng hình thức bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Giới thiệu chung - Viễn Phương là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Viếng lăng Bác là bài thơ đặc sắc của Viễn Phương, là tấm lòng thành kính dâng lên Bác. Đoạn thơ trên thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 b. Phân tích, cảm nhận. * Khổ 3: Là niềm thương nhớ, nỗi xót xa khi đứng trước di hài Người: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” - Tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Người. Ánh sáng dịu nhẹ như thế nơi đây có sự hiện diện của vầng trăng. Người nằm đó như đang nghỉ ngơi trong giấc ngủ bình yên. - Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc. - “Nghe nhói”: gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người. => Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thế hệ con người VN dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, niềm thương nhớ, xót xa… * Khổ 4: Là niềm thương nhớ Bác của Viễn Phương khi rời lăng: - Từ “trào” bộc lộ trực tiếp cảm xúc, niềm luyến tiếc không thể kìm nén. - Điệp ngữ “muốn làm” bộc lộ ước nguyện chân thành của Viễn Phương được gần gũi bên lăng Bác: + Muốn làm con chim -> cất tiếng hót vui say bên lăng Bác. + Muốn làm đóa hoa -> tỏa hương thơm bên lăng Người. + Muốn làm cây tre trung hiếu -> lời thề, quyết tâm trung thành với lí tưởng mà Bác đã đề ra. 0 Hình ảnh cây tre tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. c. Đánh giá
00:00:00