Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ACCOUNT HOC24 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao bài) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm) Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3. Hãy tìm và nêu ngắn gọn tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ (0,5 điểm) Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn gì? Theo em, những mong muốn đó có ý nghĩa như thế nào? (1 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cần có với quê hương đất nước. Câu 2 (5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau: ACCOUNT HOC24 2 “… Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba… a… a… ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên”. (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam, trang 198) ĐÁP ÁN PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong Nói với con của Y Phương. Câu 2. “Sống như sông như suối” là sống hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên, sống giản bị mà gắn bó máu thịt với quê hương. Câu 3. Đoạn thơ trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Có thể chọn một trong các biện pháp sau để phân tích tác dụng: - Phép đối: “cao – xa”, “đo – nuôi”, “nỗi buồn – chí lớn”. Nhằm nhấn mạnh nghị lực, sự kiên cường của người đồng mình. - Phép điệp ngữ “Sống” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của người đồng mình: sống giản dị, nghị lực kiên cường bền bỉ. - Phép so sánh “như sông như suối” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của giản dị, sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên của người đồng mình. ACCOUNT HOC24 3 Câu 4. - Trong đoạn thơ trên, cha mong muốn con hãy biết noi gương và trân quý những phẩm chất của người đồng mình. - Những mong muốn và lời cha dặn dò con sẽ là hành trang để con vững bước trên đường đời. Những điều này như một điểm tựa, định hướng để con lớn lên. PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. 1. Yêu cầu về hình thức: - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn nghị luận. - Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả, diễn đạt trôi chảy. 2. Yêu cầu về nội dung: Dàn ý tham khảo: * Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, cội nguồn của mỗi người nên cần có thái độ đúng đắn với quê hương đất nước. * Biểu hiện: - Dù đi đâu cũng không quên, luôn hướng về quê hương. - Có ý thức cống hiến và xây dựng quê hương, đất nước phát triển giàu đẹp. * Ý nghĩa: - Khi có thái độ đúng đắn với quê hương, đất nước cũng có nghĩa là lúc con người có ý thức và là cội nguồn để phát triển và xây dựng những thứ tình cảm khác. - Thái độ ứng xử đúng đắn với quê hương đất nước cũng tạo động lực và nâng cao trách nhiệm của con người với chính bản thân mình, gắn bản thân với một điều gì đó để sống tốt hơn. * Phản đề: - Cần lên án phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết mình. - Không hùa theo và bị lôi kéo bởi những thế lực phản động, chống phá nhà nước. * Vậy làm thế nào để rèn luyện, thái độ đúng đắn với quê hương, đất nước. * Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. ACCOUNT HOC24 4 Câu 2. 1. Giới thiệu chung - Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, chuyên viết về chiến trường Nam Bộ. - Tác phẩm viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. 2. Phân tích cụ thể: a. Tình cảm của ông Sáu với bé Thu - Ông Sáu ngỡ bé Thu vẫn chưa nhận ra mình nên đến trước khi lên đường vẫn không dám ôm bé Thu vào lòng, vẫn không dám lại gần nó. - Ông Sáu chỉ dám nói lời từ biệt khe khẽ: “Thôi ba đi nghe con!” => Ông vô cùng yêu thương con và rất đau lòng khi phải xa bé Thu nhưng đành nén nỗi đau vào lòng. b. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu - Bé Thu trước đó còn ương ngạnh, kiên quyết không nhận ông Sáu là ba thì tới đây lại rưng rưng trước phút chia xa. - Con bé không thể kìm nén nữa mà thét lên tiếng gọi “ba” như xé vải. Tiếng gọi ấy bé Thu đã giấu kín trong lòng để dành gọi người ba trong ảnh – người không có vết thẹo trên mặt. - Con bé có những hành động khiến cảnh chia xa thêm lưu luyến: ôm hôn ba, quàng tay ôm chặt cổ ba, quặp chân giữ chặt ba như không muốn rời xa. c. Đánh giá - Những lời văn đậm chất Nam Bộ đã tái hiện chân thực tình cảm cha con trong chiến tranh. - Cha xa con, gia đình li tán vì chiến tranh. Biết bao nghịch cảnh, biết bao nỗi đau bị gây nên bởi chiến tranh. Đoạn văn nói riêng và tác phẩm nói chung đã phê phán chiến tranh phi nghĩa gây nên bi kịch, thảm cảnh cho con người.
00:00:00