Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 02 KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao bài) Câu 1 (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự mình hòa và cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi liền với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay. Thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. (Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 9) a. Xác định phương thức biểu đạt chính. b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. c. Em có đồng tình với ý kiến: “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường” không? Vì sao? Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” (Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 72-73) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN Câu 1. a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. b. Nội dung đoạn trích: Lựa chọn trang phục sao cho phù hợp. c. - Em có đồng tình với ý kiến: “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường”. - Vì: Ăn cho mình, mặc cho người. Việc mặc cũng cần phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với môi trường mà mình đang sống, đang làm việc. Ví dụ, tới đám tang không thể bôi son đỏ, váy đỏ trông lòe loẹt sặc sỡ được. Hoặc khi đến bữa tiệc sang trọng không thể mặc đồ ngủ, đồ ở nhà được. Mặc sao cho phù hợp, không cần quá cầu kì, đắt tiền, nhưng cần phù hợp với hoàn cảnh. Mặc đẹp, lịch sử cũng là cách thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Câu 2. * Giải thích: - Một sự nhịn: Nhịn là kiềm chế, bình tĩnh, cư xử đúng mực, phải phép, thậm chí khiêm nhường. - Chín sự lành: Mang đến sự hài hòa, tránh những cuộc cãi cọ, xô xát,… - Cả câu: Câu có sử dụng vế so sánh: một – chín, nhịn – lành. Câu có hàm ý khuyên chúng ta phải cư xử nhã nhặn, bình tĩnh, đúng mực. Cái gì có thể bỏ qua được thì nên bỏ qua, không nên cố chấp, cãi cùn, chẳng tới đâu, chẳng mang lại lợi ích gì mà lại hao tâm phí sức. * Chứng minh: - Xưa các cụ đã dạy: “Lời nói chăng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” cũng là vì lẽ ấy. - Câu chuyện Thầy bói xem voi không chỉ khuyên chúng ta phải biết xem xét kĩ lưỡng, toàn diện mọi việc mà còn khuyên chúng ta nên biết cư xử, tôn trọng nhau để tránh gây ra xô xát. - Một sự nhịn, chín sự lành chính là lời khuyên đúng đắn ở mọi thời, mọi hoàn cảnh. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 * Bình luận: - “Nhịn” để “lành”, để đem lại không khí hài hòa, nhưng không có nghĩa là nhu nhược, nhịn tới cùng để người khác lấn tới, bắt nạt mình. “Nhịn” và nhún nhường những điều có thể chấp nhận được. - Nếu không biết “nhịn” để “lành” thì con người sẽ dễ sa vào đấu khẩu, xô xát, không đạt được hiệu quả khi giao tiếp cũng như thành công trong cuộc sống. - Làm thế nào để “nhịn” mà “lành”: đây chính lẽ nghệ thuật sống. Con người cần tiếp xúc nhiều, để biết khi nào cần nhu khi nào cần cương, khi nào cần nhường nhịn, khi nào cần cương quyết cứng rắn. - Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. Câu 3. 1. Giới thiệu chung: - Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện những suy nghĩ hồn nhiên, phóng khoáng, đậm chất miền núi. - Bài thơ Nói với con được sáng tác năm 1980, khi đất nước đã bước ra khỏi cuộc chiến và Y Phương cũng vừa sinh đứa con gái đầu lòng. - Khổ thơ trên là lời của người cha nói với con về những phẩm chất của người đồng mình để có những lời dặn dò con khi bước vào đời. 2. Cảm nhận chi tiết: Cha còn nói với con về sức sống mãnh liệt bền bỉ của quê hương, vẻ đẹp của người đồng mình và mong con hãy biết kế tục, sống xứng đáng với truyền thống ấy (17 câu) a. Lời tâm tình của cha về vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình (13 câu) - Đoạn thơ mở đầu bằng 1 câu thơ tràn dâng niềm xúc động: “Người đồng mình thương lắm con ơi!”. - Câu thơ gợi ra tâm hồn khoáng đạt, rộng lớn của người đồng mình: “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”. Người đồng mình sống trên đá. Cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy mà những nỗi buồn, hoài bão, khát vọng của người đồng mình đều gắn với cái sâu, cái xa, cái cao rộng của thiên nhiên núi rừng. - Người đồng mình còn sống rất gắn bó và thủy chung với quê hương: OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 5 “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh - Người đồng mình còn sống giản dị, giàu ý chí nghị lực: “Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. + Điệp từ “sống” được đặt đầu dòng ba câu thơ khẳng định chân lý sống không gục ngã mà người cha muốn nhắn nhủ đến con trai. + Cách dùng hình ảnh “sông”, “suối” là cách nói quen thuộc của đồng bào dân tộc miền núi. Phép so sánh “sống như sông như suối” cho thấy người đồng mình sống giản dị và gắn bó hòa hợp với thiên nhiên, sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên. + Thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” ẩn dụ cho những khó khăn trắc trở mà người đồng mình phải vượt qua. - Phẩm chất của người đồng mình còn được đặt trong sự đối lập giữa bề ngoài và hình thức bên trong: “Người đồng mình tuy thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” + Câu thơ gợi ra sự tương phản đầy bất ngờ giữa hai hình ảnh: Thô sơ da thịt > < Chẳng mấy ai nhỏ bé (mộc mạc, nghèo khó) (giàu ý chí, sự vươn lên) (vẻ bề ngoài) (tầm vóc về tinh thần) - Chính sự không nhỏ bé tầm thường ấy mà người đồng mình còn biết tự lực, tự cường xây dựng quê hương, duy trì truyền thống với những tập quán tốt đẹp:“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”. + Nghĩa tả thực: “đục đá kê cao” là hành động có thực thường thấy ở đồng bào miền núi. + Nghĩa ẩn dụ: Nói “đục đá kê cao quê hương” là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn dân tộc của người đồng mình. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 6 => Từ đó cha muốn dặn dò, nhắc nhở con về: + Lòng thủy chung với quê hương + Biết chấp nhận và vượt qua những khó khăn, thử thách bằng sức mạnh, ý chí, bản lĩnh của mình. b. Lời nhắn nhủ, dặn dò của cha dành cho con (4 câu) - Giọng điệu thơ tha thiết, sâu lắng, dịu dàng mà giàu ý nghĩa. + 13/17 chữ của đoạn cuối này là thanh bằng. Mật độ đậm đặc của các thanh bằng khiến lời dặn dò trở nên dịu dàng, trìu mến như tiếng nói thủ thỉ vọng ra từ trái tim yêu thương của người cha. + Những tiếng gọi “con ơi”, “nghe con” nghe thật yêu thương. - Nhịp thơ ngắn, ngắt thành những câu thơ hai chữ “Lên đường”, “Nghe con”, khiến âm điệu câu thơ như dằn xuống, trang nghiêm đã như khắc như tạc vào lòng con những mong muốn cháy bỏng của người cha. - Giọng điệu câu thơ gợi ra những tâm tình đẹp: + Hai chữ “Lên đường” rất quan trọng, như gợi ra cả hành trình của đứa trẻ từ cậu bé trở thành chàng trai, đó là ranh giới từ ngôi nhà nhỏ tới cuộc đời lớn, từ những bước đi chập chững đầu tiên tới những bước chân lớn trên hành trình dài rộng của cuộc đời. + Để con vững bước vào đời, cha trao cho con hành trang về tinh thần để con luôn cứng cỏi, không chùn bước trước khó khăn. Cha mong con nối bước người đồng mình, sống nghị lực, thủy chung và sống có ích. 0 Đây không chỉ là lời dặn dò của cha nói với con mà còn là lời của thế hệ trước truyền dạy thế hệ sau. Đó cũng là cách để giữ lửa, tiếp lửa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.
00:00:00