Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 Ngày thi: 29/5/2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút. (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất: đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất làm người thấp kém.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, trang 5) a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn. c. Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên. Với cách so sánh đó, tác giả muốn phê phán điều gì? d. Hãy nêu 3 sự ích lợi của việc đọc sách để làm rõ ý: “Đọc sách vốn có ích riêng cho mình”. Câu 2 (1 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn văn sau và cho biết tên gọi cảu các phép liên kết đó: “Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc”. (Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, trang 17) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Câu 3 (2 điểm) “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. (V. Xukhomlinxki) Việc thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn? Hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 – 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường. Câu 4 (5 điểm) Phân tích bài thơ sau để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biển chuyển của đất trời lúc sang thu: Bỗng nhận ra hương ổi Phả và trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2006, trang 70) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN Câu 1. a. Đoạn văn trên trích trong Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm. b. Nội dung chính: Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh. c. - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh qua 2 câu: Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. - Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc đọc sách cho tinh. Phê phán những kẻ chỉ biết đọc sách để khoe khoang, chẳng học được điều gì từ sách. d. 3 lợi ích của việc đọc sách: - Đọc sách để không tụt hậu so với kho tri thức vô tận của nhân loại. - Đọc sách để trau dồi, hoàn thiện bản thân. Suy nghĩ sâu sắc hơn, thấu hiểu đồng cảm hơn. - Đọc sách để vận dụng và làm việc có ích, giúp đỡ được nhiều người. Câu 2. - Phép lặp từ “văn nghệ”. - Phép thế “những điều ấy” với “giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình”. Câu 3. “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường. * Thế nào là thể hiện bản thân? Là những người thể hiện được những điểm mạnh của bản thân, thể hiện những điểm mạnh có thể giúp ích được cho người khác. * Biểu hiện của việc thể hiện bản thân? - Tự tin lên thuyết trình, biểu diễn văn nghệ, đứng trước đám đông. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 - Biến những điểm mạnh của bản thân thành những điều có ích. * Vai trò, ý nghĩa: Giúp mỗi học sinh tự tin, thực hiện được nhiều nhiệm vụ để tự hoàn thiện bản thân, tích lũy kĩ năng, trải nghiệm. * Phản đề: - Những người thể hiện bản thân là tự tin khoe được những điểm mạnh của mình chứ không phải là thích chơi trội, khoe khoang để trở thành cái rốn của vũ trụ, thu hút sự chú ý mà thực chất trống rỗng. - Cũng có những người lại tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân mình, điều đó thật không nên, lãng phí tài năng và giá trị của bản thân. * Làm thế nào để tự tin thể hiện bản thân mình trong môi trường học đường (giải pháp) * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. Câu 4. 1. Giới thiệu chung - Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ. - Bài thơ Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977, 2 năm sau khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh. Lúc này, tác giả có dịp suy ngẫm về đất nước, những gì đã qua, những mùa thu độc lập của đất nước. 2. Phân tích a. Khổ 1: Những tín hiệu đầu tiên báo thu về. - Từ “bỗng” diễn tả trạng thái ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của nhà thơ khi nhận ra dấu hiệu đầu tiên báo thu về. - Động từ “phả” diễn tả được sự lan tỏa của hương ổi trong không gian. - Những tín hiệu xuất hiện: + Hương ổi: thi liệu mới mẻ, đem lại cảm nhận tinh tế, độc đáo của Hữu Thỉnh. + Gió se: làn gió mùa thu, mang theo chút se lạnh và khô. + Sương: nhân hóa qua từ “chùng chình” diễn tả trạng thái nửa muốn đi, nửa muốn ở lại. + Ngõ: được hiểu là ngõ nhỏ của làng quê, đó cũng có thể là cửa ngõ của thời gian. - “Hình như” diễn tả phán đoán mơ hồ, chưa rõ ràng, chưa định hình. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 5 b. Khổ 2. Những chuyển biến khi thu về - Sự vận động ngược hướng: dòng sông và đàn chim. - Phép nhân hóa: + Sông dềnh dàng: sông đầy nước nên như rộng thêm ra, lững lờ trôi. + Chim vội vã: chim bắt đầu bay về phương nam tránh rét. => Sự vận động ngược hướng. Thiên nhiên được miêu tả ở cả tầng thấp và tầng cao. - Phép ẩn dụ: Đám mây mùa hạ + Đám mây là ranh giới của 2 mùa (mùa hạ - mùa thu), của 2 thời điểm (quá khứ - tương lai). + Đám mây tượng trưng cho những ước mơ, hoài bão của đời người. - “Vắt” là động từ diễn tả rất tinh tế ranh giới giữa hai mùa, đồng thời đây cũng được xem là nhãn tự của câu thơ, là từ đắt giá mà Hữu Thỉnh đã chiết xuất được ra từ quá trình quan sát tinh tế. c. Khổ 3: Những suy ngẫm về cuộc đời con người khi thu sang - Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ nhưng đã mỏng dần, vơi bớt dần và ở trạng thái ổn định nhất. Mùa thu không còn những cơn mưa rào bất chợt, cái nắng đổ lửa gay gắt mà chỉ còn lại sự ổn định. - Những hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ: + Nắng, mưa, sấm: những biến động bất thường, dông bão, khó khăn, thử thách của đời người. + Hàng cây đứng tuổi: những người đã vượt qua khó khăn thử thách, từng trải thì thường trở nên bình thản trước giông bão của cuộc đời. - Bức thông điệp được gửi gắm khi thu sang: hãy đối mặt, trải qua thử thách để trở nên kiên cường, trưởng thành hơn. 3. Đánh giá: - Từ những dấu hiệu đầu tiên báo thu về, Hữu Thỉnh đã nhận ra sự đổi thay của đất trời và cũng nhận ra sự thay đổi của lòng người. - Bức thông điệp khúc giao mùa đã khiến những vần thơ trở nên tinh tế, sâu sắc hơn.
00:00:00