Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 Ngày thi: 2/6/2019 Môn NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu đất, bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…” (trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. Câu 2. Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên. Câu 3. Nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” Câu 4. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam? II. LÀM VĂN (7 điểm) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: “Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan của cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế (…). Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017, trang 185) Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có đoạn: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 118) Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2. Từ láy trong đoạn thơ: cần cù, kham khổ,… Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ trên là: - Nhân hóa: “tay ôm tay níu”. - Ẩn dụ: “bọc lấy thân”, “gần nhau thêm”. - Tác dụng: Tre thường sống thành bụi, thành lũy, điều này thể hiện sự gắn kết của tre. Điều này cũng ẩn dụ cho phẩm chất của người dân Việt Nam: luôn đoàn kết, gắn bó với nhau. Bởi vậy mà dân tộc ta dù nhỏ yếu nhưng có thể chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh nhất. Câu 4. Hình ảnh cây tre gợi lên những phẩm chất cao quý của dân tộc: đoàn kết, kiên cường, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. 1. Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn trình bày đúng hình thức một đoạn văn nghị luận khoảng 150 chữ. - Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung * Thế nào là tinh thần lạc quan trong cuộc sống? * Biểu hiện của tinh thần lạc quan. * Ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của tinh thần lạc quan. * Sẽ ra sao nếu con người sống mà không có tinh thần lạc quan? * Làm thế nào để sống luôn lạc quan? * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 - Bài viết trình bày đúng hình thức một bài văn nghị luận: có đủ Mở bài, thân bài, kết bài. - Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung a. Giới thiệu chung. - Hai đoạn trích trên đều thuộc những tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn. + Đoạn thứ nhất thuộc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. + Đoạn thứ hai thuộc Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. - Khái quát hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. b. Phân tích, cảm nhận * Đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa nói về tình yêu của anh thanh niên với công việc, niềm hạnh phúc của anh khi cảm thấy công việc của mình có ích. Đồng thời cũng cho thấy sự khiêm tốn của anh thanh niên. - Anh thanh niên kể cho ông họa sĩ nghe về công việc của mình góp phần làm nên chiến thắng của bộ đội ta trên cầu Hàm Rồng. - Anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc khi được cống hiến -> lí tưởng sống đẹp. - Anh thanh niên còn khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ có ý định vẽ mình và còn muốn giới thiệu cho ông: “những người đáng vẽ hơn”. * Đoạn trích trong Những ngôi sao xa xôi lại nói về tinh thần dũng cảm của những nữ thanh niên xung phong trong công việc phá bom đầy nguy hiểm. - Những nữ thanh niên xung phong đã quen với công việc phá bom đầy nguy hiểm, dù cho cái chết có đang lơ lửng trên đầu. - Nhân vật chỉ tập trung vào công việc phá bom, hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. c. Đánh giá: - Cả hai nhân vật – anh thanh niên và nữ thanh niên xung phong trong 2 đoạn trích đều là hình ảnh của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Họ đều là những người dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì những sự nghiệp chung của dân tộc. - Cả 2 đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đều đã phần nào tạo ra diện mạo và gương mặt của thế hệ trẻ. Sống có trách nhiệm, sống hết mình và không ngại khó khăn gian khổ.
00:00:00