Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 Đề thi thử THPTQG – Trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ? A. Đỉnh sinh trưởng B. Rễ chính C. Miền sinh trưởng D. Miền lông hút Câu 2. Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến A. chuyển đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. mất đoạn nhỏ. D. lặp đoạn NST. Câu 3. Cân bằng nội môi là A. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. B. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan. D. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. Câu 4. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm A. ARN và prôtêin loại histon. B. ARN và pôlipeptit. C. ADN và prôtêin loại histon. D. lipit và pôlisaccarit. Câu 5. Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là A. tính trạng ưu việt. B. tính trạng trung gian. C. tính trạng trội. D. tính trạng lặn. Câu 6. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là A. lặp đoạn và mất đoạn lớn. B. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn lớn. Câu 7. Trong các dạng đột biến gen thì A. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. B. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi thay thế những dạng kém thích nghi. C. đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. D. đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện HOC24.VN 2 ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. Câu 8. Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã? A. 5' AUG 3'. B. 3' AGU 5'. C. 3' UGA 5'. D. 3' UAG 5'. Câu 9. Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm A. phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN. B. thay đổi thành phần prôtêin trong NST. C. biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST. D. thay đổi cấu trúc NST. Câu 10. Các kiểu hướng động dương của rễ là A. hướng đất, hướng nước, huớng hoá. B. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá. C. hướng đất, hướng nước, hướng sáng. D. hướng đất, ướng sáng, huớng hoá. Câu 11. Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là A. trình tự nằm trước gen cấy trúc là vị trí tương tác với protein ức chế. B. trình tự nằm ở đầu 5' của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên. C. vùng chứa bộ ba qui định axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit. D. trình tự nằm trước vùng vận hành, là vị trí tương tác của enzim ARN polimeraza. Câu 12. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. Câu 13. Sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. sau dịch mã. B. dịch mã. C. trước phiên mã. D. phiên mã. Câu 14. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n  1  1) có thể có ở loài này là: A. 21 B. 7 C. 14 D. 42 Câu 15. Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. C. Các cặp gen quy định các tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. D. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. Câu 16. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là HOC24.VN 3 A. tim -> Động mạch -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Tim B. tim -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Động mạch -> Tim C. tim -> Động mạch -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim D. tim -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động mạch -> Tim Câu 17. Hậu quả thường xảy ra đối với trẻ em khi thiếu iôt là A. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. B. các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ. D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. II. Thông hiểu Câu 18. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8 % số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu A. 0,2% B. 0,025% C. 0,05 % D. 0,25 % Câu 19. Xét các phát biểu sau (1). Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin (2). Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép (3). Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô (4). Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất (5). ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 20. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi một axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng? A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. B. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. C. Mất ba cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. D. Thay thế cặp nuclêôtit thứ 14 của gen bằng một cặp nucleotit khác. Câu 21. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ A. 1/3. B. 3/16. C. 1/8. D. 2/3. Câu 22. Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã: 1-Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. HOC24.VN 4 2-Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu 3-tARN có anticodon là 3 ' UAX 5 ' rời khỏi ribôxôm. 4-Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé. 5-Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu. 6-Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm. 7-Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit 8-Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2. 9-Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm. Trình tự nào sau đây là đúng? A. 2-5-4-9-1-3-6-8-7. B. 2-4-1-5-3-6-8-7. C. 2-4-5-1-3-6-7-8. D. 2-5-9-1- 4-6-3-7-8. Câu 23. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập A. học ngầm. B. quen nhờn. C. học khôn. D. in vết. Câu 24. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là: A. 27/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 3/256 Câu 25. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, đời con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ là đặc điểm của quy luật di truyền nào? A. di truyền ngoài nhân B. Hoán vị gen C. Tương tác gen D. quy luật Menđen Câu 26. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 11cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 27. Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25% số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 Nu. Phân tử ADN này có chiều dài là A. 11067Å. B. 11804,8Å. C. 5712Å. D. 25296Å. Câu 28. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là A. 1/2. B. 1/36. C. 1/6. D. 1/12. HOC24.VN 5 Câu 29. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1? (1)AAAa x AAAa. (2) Aaaa x Aaaa. (3) AAaa x AAAa. (4) AAaa x Aaaa. Đáp án đúng là: A. (3), (4) B. (2), (3) C. (1), (4) D. (1), (2). Câu 30. Một tế bào có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại giao tử? A. 4. B. 8. C. 2. D. 9. Câu 31. Một tế bào có 2n = 6 NST, kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong quá trình nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là: A. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd. B. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd. C. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd. D. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd. Câu 32. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác ? A. Con gái nhận gen gây bệnh từ mẹ B. Con gái nhận gen gây bệnh từ cả bố và mẹ C. Con gái nhận gen gây bệnh từ bố D. Con gái nhận gen gây bệnh từ ông nội Câu 33. Có hai loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Biết hai phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào và các quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra bình thường. Hiện tượng này xảy ra do? A. Hai prôtêin được tạo ra từ một gen nhưng ở hai riboxom khác nhau nên có cấu trúc khác nhau. B. Một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen. C. mARN sơ khai được xử lý theo những cách khác nhau tạo nên các phân tử mARN khác nhau. D. Các mARN được phiên mã từ một gen ở các thời điểm khác nhau. Câu 34. Cho các thông tin sau: (1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân. (2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết. (3) Làm thay đổi chiều dài của ADN. (4) Làm thay đổi nhóm gen liên kết. (5) Được sử dụng để lập bản đồ gen. HOC24.VN 6 (6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST. (7) Làm xuất hiện loài mới. Có bao nhiêu thông tin chính xác khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. III. Vận dụng Câu 35. Một chuỗi polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Số đơn vị mã chứa 2U1X và tỉ lệ mã di truyền 2U1X lần lượt là A. 8 và 16/125 B. 3 và 48/125 C. 8 và 48/125 D. 8 và 64/125 Câu 36. Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phần cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể? A. Lệch bội. B. Ba nhiễm. C. Tứ bội. D. Tam bội. Câu 37. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), có bộ NST có kí hiệu AaBbDdEe. Do đột biến đã làm xuất hiện các thể đột biến sau đây: (1) Thể một nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaBbDEe. (2) Thể bốn nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaBBbbDdEe; AaBBBbDdEe; AaBbbbDdEe. (3) Thể bốn nhiễm kép, bộ NST có thể có ký hiệu là AaBBbbDddEe. (4) Thể ba nhiễm kép, bộ NST có thể có ký hiệu là AaaBBbDdEe. (5) Thể không nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaBb. (6) Thể ba nhiễm, bộ NST có ký hiệu là AaaBbDdEe hoặc AAaBbDdEe. Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 38. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 0,5% B. 1% C. 0,25% D. 2% Câu 39. Một loài có 2n = 16. Biết rằng các NST có cấu trúc khác nhau, không xảy ra đột biến trong giảm phân. Khi nói về giảm phân tạo thành giao tử, một học sinh đưa ra các nhận định, theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định chưa chính xác? (1) Nếu không có trao đổi chéo giữa các cặp NST thì số giao tử tối đa là 256. (2) Một cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa là 512. (3) Hai cặp đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm thì số giao tử tối đa là 1024. (4) Hai cặp có trao đổi chéo kép không đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là 256 HOC24.VN 7 (5) Hai cặp có trao đổi chéo kép đồng thời tại 2 điểm thì số giao tử tối đa là 576. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40. Một gen có tỷ lệ AT GX   ột đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ AT GX   = 65,2 % . Đây là dạng đột biến A. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. B. thay thế cặp A -T bằng cặp G - X. C. mất một cặp nuclêôtit. D. thêm 1 cặp G-X
00:00:00