Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 ĐỀ SỐ 9 Câu 1: Theo niên giám thống kê năm 2006, phần đất liền và hải đảo của nước ta có tổng diện tích là: A. 331 212 km² B. 331 919 km² C. 330 219 km² D. 329 313 km² Câu 2: Vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay là: A. Lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng. B. Ô nhiễm nguồn nước và nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt. C. Ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và nguồn nước bị ô nhiễm. D. Lũ vào mùa mưa và ô nhiễm nguồn nước ao, hồ, kênh rạch,… Câu 3: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau các nước: A. Indonesia và Philippin B. Indonesia và Mianma C. Indonesia và Thái Lan D. Indonesia và Lào Câu 4: Trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta hiện nay, khó khăn lớn nhất là: A. Mạng lưới các cơ sở chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cây công nghiệp. B. Thị trường có nhiều biến động, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. C. Khả năng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không còn nhiều. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, thiên tai và thời tiết diễn biến thất thường. Câu 5: Từ sau những năm 1990 đến nay, ngành du lịch ở nước ta có thể xem là thật sự phát triển, nhờ vào: A. Chính sách đổi mới của nhà nước. B. Quy hoạch các vùng du lịch. C. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch. D. Phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách. Câu 6: Thảm thực vật nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do: A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu. B. Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư của sinh vật. C. Sự phong phú và đa dạng của các nhóm đất. D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp. 2 Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng: A. Có diện tích trung bình, dân số đông, dẫn đầu về giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. B. Diện tích nhỏ, dân số đông, dẫn đầu cả nước về GDP và giá trị hàng xuất khẩu. C. Diện tích nhỏ, dân số trung bình, dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. D. Diện tích và dân số nhỏ, dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có tổng lượng trâu và bò lơn nhất nước ta (Năm 2007) là: A. Sơn La và Thanh Hóa. B. Thanh Hóa và Bình Định. C. Nghệ An và Quảng Nam. D. Thanh Hóa và Nghệ An. Câu 9: Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: A. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô. B. Phát triển thủy lợi, khai thác có hiệu quả nguồn nước ngầm. C. Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. D. Tạo ra các giống lúa mới có khả năng chịu được phèn, mặn. Câu 10: Lượng mưa và độ ẩm trung bình của nước ta lần lượt là: A. 1400-1800 mm/năm; trên 80%. B. 1500-2000 mm/năm; trên 80%. C. 1800-2000 mm/năm; trên 85%. D. 1600-1800 mm/năm; trên 85%. Câu 11: Mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào khoảng: A. Từ tháng 5 đến tháng 10. B. Từ tháng 7 đến tháng 11. C. Từ tháng 6 đến tháng 11. D. Từ tháng 11 đến tháng 4. 3 Câu 12: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2014 (Đơn vị: nghìn ha) Cây công nghiệp 1990 1995 2000 2005 2010 2012 2014 Hàng năm 542 717 778 862 798 730 710 Lâu năm 657 902 1 451 1 634 2 011 2 223 2 134 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2004 là: A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột chồng. Câu 13: Nét tương đồng về phát triển ngành công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là: A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Khai thác thủy điện. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 14: Khu vực đồi núi ở nước ta có thế mạnh: A. Khoáng sản, thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm, du lịch, trồng cây công nghiệp lâu năm. B. Khoáng sản, lâm nghiệp, thủy điện, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp hàng năm, du lịch. C. Khoáng sản, thủy điện, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, du lịch, giàu tài nguyên rừng. D. Khoáng sản, lâm nghiệp, thủy điện, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, du lịch. Câu 15: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 16: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng thể hiện ở: A. Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng tăng nhanh. B. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. C. Đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta. 4 D. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm qua khá ổn định. Câu 17: Vùng đồi núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc, với đàn bò chiếm khoảng: A. 1/2 đàn bò cả nước. B. 3/4 đàn bò cả nước. C. 1/4 đàn bò cả nước. D. 1/5 đàn bò cả nước. Câu 18: Cho bảng số liệu: GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Nămổố––ủ ả ệ– ự ịụ ểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP nước ta theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 là: A. Miền. B. Cột ghép. C. Tròn. D. Đường. Câu 19: Từ bảng số liệu ở câu (18), quy mô bán kính đường tròn năm 2014 (lấy năm 2000=1 đvbk) là: A. 8,02 đơn vị bán kính. B. 4,01 đơn vị bán kính. C. 2,67 đơn vị bán kính. D. 2,83 đơn vị bán kính. Câu 20: Ngành công nghiệp được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước là ngành: A. Khai thác than. B. Sản xuất điện. C. Khai thác dầu khí. D. Dệt may. Câu 21: Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là: A. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà. B. Vịnh Hạ Long và quần thế Phong Nha-Kẻ Bàng. C. Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. D. Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long. Câu 22: Kim ngạch xuất khẩu ở nước ta tăng liên tục là do: 5 A. Việt Nam trở thành thành viên của WTO. B. Do việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường trong nước và thế giới. C. Sự phục hồi và phát triển sản xuất sau công cuộc đổi mới. D. Đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản sang thị trường thế giới. Câu 23: Phải xây dựng cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ vì: A. Nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. B. Nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. C. Góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Câu 24: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn lợn đông và tăng nhanh là do nguyên nhân: A. Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. B. Công nghiệp chế biến đang trên bước phát triển. C. Cơ sở thức ăn dồi dào. D. Cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi khá tốt. Câu 25: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số dưới 100 nghìn người (Năm 2007) ở vùng đồng bằng Sông Hồng là: A. Hải Dương, Hưng Yên. B. Hưng Yên, Bắc Ninh. C. Hưng Yên, Phú Lí. D. Phủ Lí, Thái Bình. Câu 26: Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Chè, cà phê, hồ tiêu. B. Cao su, cà phê, hồ tiêu. C. Chè, quế, hồi. D. Cà phê, chè, cao su. Câu 27 : Vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do : A. Chính sách đầu tư và phát triển của Đảng, Nhà nước. B. Nền kinh tế phát triển nhanh với nhiều làng nghề truyền thống. C. Cộng đồng dân cư, nhiều các dân tộc cùng sinh sống tạo nét văn hóa độc đáo. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền sản xuất lúa nước phát triển. 6 Câu 28 : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở nước ta mới chhỉ xuất hiện ở các trung tâm như : A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. B. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. C. Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 29 : Tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu B12 là tuyến nối : A. Bà Rịa – Vũng Tàu với Thành phố Hồ Chí Minh. B. Bãi Cháy – Hạ Long tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng. C. Bãi Cháy – Hạn Long tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. D. Bà Rịa – Vũng Tàu đến vịnh Vân Phong. Câu 30 : Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là : A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Nội. C. Đà Nẵng. D. Biên Hòa. Câu 31 : Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là : A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng. B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 32: Cảng biển nào sau đây sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta: A. Đà Nẵng. B. Cam Ranh. C. Dung Quất. D. Vân Phong. 7 Câu 33: Cho biểu đồ sau: ( Đơn vị : % ) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây: A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990- 2014. B. Sự chuyển dịch diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990-2014. C. Cơ cấu giá trị tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990-2014. D. Quy mô giá trị gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990- 2014. Câu 34: Cho biểu đồ : Nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 1994-2004: A. Diện tích lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng liên tục. B. Sản lượng lúa cả năm của nước ta tăng trưởng bấp bênh. C. Năng suất lúa cả năm tăng giảm không ổn định. 0 50 100 150 200 250 199020002005201020122014 Diện tích Năng suất Sản lượng 0 50 100 150 200 250 199020002005201020122014 Diện tích Năng suất Sản lượng 8 D. Giai đoạn 2000-2005, diện tích lúa giảm song sản lượng vẫn tăng do năng suất tăng. Câu 35: Ở duyên hải Nam Trung Bộ, cánh đồng muối nào có sản lượng vào loại lớn nhất nước ta: A. Diêm Điền, Tĩnh Gia. B. Vân Lí, Cà Ná. C. Cà Ná, Sa Huỳnh. D. Thạch Khê, Phan Rang. Câu 36: Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là: A. Đảm bảo an ninh và quốc phòng. B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng. C. Tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước. D. Làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng. Câu 37: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí: A. Tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn. B. Nằm trong vùng nội chí truyến. C. Nằm ở vùng bán cầu Nam trên Trái Đất. D. Có tầng bức xạ lớn, hàng năm mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần. Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long là: A. Mỹ Tho và Cần Thơ. B. Tân An và Cần Thơ. C. Long Xuyên và Rạch Giá. D. Cần Thơ và Long Xuyên. Câu 39: Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn ở nước ta đề: A. Hình thành các đô thi, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng dân số. B. Hạn chế di dân tự do từ đồng bằng lên trung du miền núi. C. Chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và đô thị. D. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng tối đa nguồn lao động. 9 Câu 40: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NƯỚC CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1981-2004 Năm 1981 1990 1994 1996 1999 2004 Số dân (triệu người) 54,9 66,2 72,5 75,4 76,3 82,0 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 19,2 23,5 26,4 31,4 35,8 Tốc độ gia tăng dân số và sản lượng lúa bình quân hàng năm trong giai đoạn 1981-2004 tương ứng là: A. 2,51% và 9,8%. B. 3,11% và 9,03%. C. 2,15% và 8,2%. D. 4,33% và 3,22%.
00:00:00