Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 ĐỀ THI THỬ ĐỊA SỐ 11 Câu 1. Sự phân hóa thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc chủ yếu là do? A. tác động của Tín Phong với độ cao địa hình. B. tác động của vĩ độ địa lí và hướng các dãy núi. C. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. D. hoạt động của gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 2. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc vùng kinh tế nào sau đây của nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3. Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ A. phần đất liền và các hải đảo. B. phần đất liền và thềm lục địa. C. khu vực đồng bằng và thềm lục địa. D. khu vực đồng bằng và đồi núi. Câu 4. Ý nào sau đây đúng về hiện trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay? A. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi. B. Diện tích rừng chiếm trên 70% lãnh thổ. C. Diện tích rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên. D. Rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm tỉ lệ nhỏ. Câu 5. Nước Việt Nam nằm ở A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới. B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. 2 Câu 7. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Cụ thể là: A. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều cao trên 200C B. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều cao trên 200C (trừ vùng núi Đông Bắc) C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều cao trên 200C (trừ vùng núi TB) D. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều cao trên 200C (trừ vùng núi cao) Câu 8. Nước ta có mấy vùng núi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Đất feralit có màu đỏ vàng do: A. hình thành trên đá mẹ nhiều bazơ B. nhận được nhiều ánh sáng mặt trời C. lượng phù sa trong đất lớn D. tích tụ nhiều ô-xit sắt và ô-xít nhôm Câu 10. Độ dốc chung của địa hình nước ta là: A. thấp dần từ bắc xuống nam B. thấp dần từ đông sang tây C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam Câu 11. Dân cư nước ta hiện nay phân bố A. hợp lí giữa các vùng. B. chủ yếu ở thành thị. C. tập trung ở khu vực đồng bằng. D. đồng đều giữa các vùng. Câu 12. Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là A. trình độ đô thị hoá thấp. B. tỉ lệ dân thành thị giảm. C. phân bố đô thị đều giữa các vùng. D. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta? A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. Câu 14. Đâu không phải là đặc điểm dân cư nước ta? A. Dân cư phân bố chưa hợp lí B. Có nhiều thành phần dân tộc 3 C. Cơ cấu dân số già D. Đông dân Câu 15. Gia tăng dân số nhanh sẽ gây hệ quả xấu nào sau đây? A. Thiếu lao động B. Nguồn tiêu thụ lớn C. Nâng cao chất lượng đời sống D. Thiếu việc làm Câu 16. 75% dân số tập trung tại khu vực nào sau đây? A. Đồi núi B. Đồng bằng C. Trung du D. Cao nguyên Câu 17. Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn, thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất là: A. có chứng chỉ sơ cấp B. trung cấp chuyên nghiệp C. cao đẳng, đại học, trên đại học D. chưa qua đào tạo Câu 18. Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta? A. Kinh tế tư nhân B. Kinh tế tập thể C. Kinh tế Nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 19. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta có đặc điểm: A. Chuyển dịch chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu B. Chuyển dịch nhanh, chưa đáp ứng được yêu cầu C. Chuyển dịch chậm, đáp ứng được yêu cầu D. Chuyển dịch nhanh, đáp ứng được yêu cầu Câu 20. Cho bảng số liệu: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Số dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn. B. Tỉ lệ dân thành thị và dân nông thôn đều tăng. C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. D. Dân thành thị nhiều hơn dân nông thôn. 4 Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta là A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Long An, Đồng Tháp C. Kiên Giang, An Giang D. Thái Bình, Nam Định Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, loại đất chiếm phần lớn diện tích ở Bắc Trung Bộ là A. đất phi nông nghiệp B. đất lâm nghiệp có rừng C. đất trồng cây công nghiệp lâu năm D. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển? A. TDMNBB B. Đông Nam Bộ C. Tây Nguyên D. Bắc Trung Bộ Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức A. dưới 100 người/km2 B. từ 101 – 200 người/km2 C. từ 201 – 500 người/km2 D. trên 500 người/km2 Câu 25. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thời kì thu – đông tiêu biểu ở nước ta là A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau Câu 26. Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2002 (Đơn vị: %) Ngành 1990 1995 2000 2002 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 5 Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên A. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta không có sự chuyển dịch. B. Tỉ trọng ngành trồng trọt luôn nhỏ nhất C. Tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp luôn nhỏ nhất Câu 27. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị:%) Thành phần 1990 2000 2010 Kinh tế nhà nước 40,2 38,5 37,4 Kinh tế tập thể 10,1 8,6 7,2 Kinh tế cá thể 36,0 32,3 32,9 Kinh tế tư nhân 7,4 7,3 8,2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 14,3 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta, thời kì 1990 – 2010 là A. Cột B. Tròn C. Miền D. Đường Câu 28. Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kỳ 1975 – 2002 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2007 Cây CN hàng năm 210,1 371,7 600,7 542,0 716,7 778,1 845,8 Cây CN lâu năm 172,8 256,0 470,3 657,3 902,3 1451,3 1491,5 Nhận định đúng với bảng số liệu trên là A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 6 C. Giai đoạn 1975 – 1985, cây công nghiệp hàng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn. D. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và tăng liên tục Câu 29. Cho biểu đồ: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau: A. Mùa mưa nước ta tập trung chủ yếu vào thời kì đông – xuân. B. Mùa mưa nước ta tập trung chủ yếu vào thời kì xuân – hè. C. Mùa mưa nước ta tập trung chủ yếu vào thời kì hè – thu D. Mùa mưa nước ta tập trung chủ yếu vào thời kì thu – đông. Câu 30. Cho biểu đồ DÂN SỐ VIỆT NAM 0 50 100 150 200 250 300 0 5 10 15 20 25 30 123456789101112 Nhiệt độ (°C) Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa việt Nam năm 2015 Lượng mưa Lượng mưa (mm) Tháng 7 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta. B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta. C. Tốc độ tăng trưởng dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta. D. Quy mô dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta. Câu 31. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta tính mùa vụ được khai thác tốt nhờ: A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng Câu 32. Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 33. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ B. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng Câu 34. Hạn chế đối với sản xuất cây thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng từ tháng 11- tháng 4 năm sau là: A. Mưa, bão B. Khô hạn, lạnh kéo dài C. Ngập, úng D. Nắng nóng, khô hạn Câu 35. Đàn lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, nguyên nhân quan trọng nhất là do: A. lao động dồi dào B. điều kiện tự nhiên thuận lợi C. nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào D. dễ dàng cho xuất khẩu 8 Câu 36. Đàn trâu không ổn định về số lượng, do: A. thiếu đồng cỏ B. Nhà nước không đầu tư C. nhu cầu thịt trâu giảm D. nhu cầu sức kéo giảm Câu 37. Tên gọi khác của ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang là A. ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh B. ngư trường Vịnh Bắc Bộ C. ngư trường Vịnh Thái Lan D. ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa Câu 38. Vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta: A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 39. Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 40. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực C. đẩy mạnh khai hoang ở miền núi D. kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp
00:00:00