Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2017 LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề) Câu 1: Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất: A. Nông - công nghiệp B. Công - nông nghiệp C. Công nghiệp D. Nông nghiệp lạc hậu Câu 2. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... là vùng: A. Thềm lục địa B. Lãnh hải C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Tiếp giáp lãnh hải Câu 3. Trong diện tích đồi núi, địa hình đồi núi thấp chiếm bao nhiêu %. A. 60 B. 40 C. 50 D. 70 Câu 4. Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn thuộc tỉnh: A. Lạng Sơn B. Cao Bằng C. Hà Giang D. Lào Cai Câu 5. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp quang ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là: A. Nội thủy B. Vùng đặc quyền kinh tế C. Vùng tiếp giap lãnh hải D. Lãnh hải Câu 6. Dãy núi nào có hướng Tây - Đông A. Dãy Hoàng Liên Sơn B. Dãy Tam Đảo C. Dãy Pư Đen Đinh D. Dãy Hoành Son Câu 7. Hướng vòng cung là hướng chính của A. dãy Hoàng Liên Sơn B. Các hệ thống sông lớn C. dãy núi vùng Đông Bắc D. vùng núi Bắc Trường Sơn Câu 8. Nét nổi bật của địa hình đồi núi của Việt Nam là: A. bên cạnh núi, miền núi còn có đồi B. miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên... C. bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp D. miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi Câu 9. Đường biên giới nước ta với Lào dài khoảng A. 2076km B. 1080km C. 1400km D. 1076km Câu 10. Đối với khách du lịch thì bãi tắm sạch, đẹp, khí hậu tốt, hoạt động được quanh năm là: A. Hạ Long - Bãi Cháy B. Nha Trang - Đại Lãnh C. Trà Cổ - Mũi Ngọc D. Sơn Trà - Hội An Câu 11. Địa danh nào sau đây đúng với tên của vùng núi có các bộ phận: những đỉnh cao trên 2000 m nằm ở thượng nguồn sông, các khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở biên giới, vùng đồi núi thấp 500- 600m nằm ở trung tâm, đồi núi thấp khoảng 100m nằm dọc theo ven biển? HOC24.VN 2 A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 12. Nguồn lực tự nhiên của một quốc gia được hiểu là: A. Hệ thống cơ sở hạ tầng B. Đường lối chính sách của đất nước C. Tổng thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên D. Tất cả đều đúng Câu 13. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo ra khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới: A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 14. Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đi qua A. 5 tỉnh B. 6 tỉnh C. 7 tỉnh D. 8 tỉnh Câu 15. Số lượng các tỉnh của nước ta tiếp giáp với biển là: A. 25 tỉnh B. 27 tỉnh C. 26 tỉnh D. 28 tỉnh Câu 16. Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam. A. Campuchia B. Thái Lan C. Lào D. Trung Quốc Câu 17. Khó khăn lớn nhất của nước ta khi bước vào thời kì Đổi mới là: A. Mỹ cấm vận B. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng C. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề D. Các nước cắt viện trợ Câu 18. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là: A. Phanxipang B. Tây Côn Lĩnh C. Bà Đen D. Ngọc Linh Câu 19. So với các nuớc cùng một vĩ độ, nước ta cơ nhiều lợi thế hơn hẳn về: A. Trồng đuợc lúa, ngô, khoai B. Phát triển cây cà phê, cao su C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ quanh năm, các loài cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới D. Trồng đuợc các loại nho, cam, ôliu, chà là như Tây Á Câu 20. Bão, lũ, hạn, rét, gió phơn dồn dập gay gắt là những tai biến khắc nghiệt của thời tiết khí hậu vùng nào ở nước ta: A. Đồng bằng Sông Cửu Long B. Tây Bắc C. Đông Bắc D. Duyên hải miền Trung Câu 21. Theo công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ: A. Đường cơ sở B. Giới hạn ngoài của vùng lãnh thổ trở ra C. Ngấn nước thấp nhất của thủy triều trở ra D. Vùng có độ sâu 200 mét trở vào Câu 22. Với chiều dài 3260Km, bờ biển nước ta chạy dài từ: A. Quảng Ninh đến Phú Quốc B. Hạ Long đến Rạch Giá C. Móng Cái đến Hà Tiên D. Hải Phòng đến Cà Mau Câu 23. Vào năm 2000, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nước ta lần lượt chiếm 28,4% và 35,1% đất tự nhiên của nước ta. Như vậy, diện tích thực tế của hai loại đất này lần lượt HOC24.VN 3 là: A. 8,5 và 10,5 triệu ha B. 8,0 và 9,3 triệu ha C. 28,4 và 35,1 triệu ha D. 9,4 và 11,6 triệu ha Câu 24. Tây bắc - đông nam là hướng chính của: A. dãy núi vùng Tây Bắc B. vùng núi Nam Trường Sơn C. dãy núi vùng Đông Bắc D. Câu C và A đúng Câu 25. Công cuộc đổi Mới của nước ta diễn ra theo ba xu hướng là: A. Đổi mới ngành công nghiệp B. Đổi mới ngành nông nghiệp C. Đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội D. Tất cả đền đúng Câu 26. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km2) A. 3,477 B. 2,0 C. 3,447 D. 1,0 Câu 27. Nết nổi bật của vùng núi Tây Bắc là: A. địa hình thấp và hẹp ngang B. gồm nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta C. gồm các khối núi và cao nguyên D. có bốn cánh cung lớn Câu 28. Địa danh nào sau đây đúng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên và sơn nguyên A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 29. Cửa khẩu quốc tế nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam- Lào - Campuchia là: A. Bờ Y B. Lao Bảo C. Tây Trang D. Lệ Thanh Câu 30. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây: A. Á- Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương B. Á - Âu và Thái Bình Dương C. Châu Á và Thái Bình Dương D. Châu Á và Ấn Độ Dương Câu 31. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi nước ta là: A. động đất B. thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất). C. địa hình bị chia cắt mạnh sườn dốc D. khan hiếm nước Câu 32. Nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí A. 23°23’B - 8°34’B 102°09’Đ - 109°24’Đ B. 23°20’B - 8°30’B 102°10’Đ - 109°24’Đ C. 23°23’B - 8°30’B 102°09’Đ - 109°20’Đ D. 23°23’B - 8°30’B 102°10'Đ - 109°24’Đ Câu 33. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là: A. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giói, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới HOC24.VN 4 D. Tất cả đều đúng Câu 34. Nước ta tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội từ năm nào? A. Năm 1986 B. Năm 1990 C. Năm 1979 D. Năm 1975 Câu 35. Nước ta nằm ở vị trí: A. Trung tâm khu vực Đông Nam Á B. Trung tâm châu Á C. Rìa đông của Bán đảo Đông Dương D. Tất cả đều đúng Câu 36. Đỉnh núi cao nhất vùng núi Đông Bắc nước ta là: A. Tây Côn Lĩnh B. Phanxipang C. Bà Đen D. Ngọc Linh Câu 37. Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với: A. Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Lào, Campuchia C. Trung Quốc, Lào D. Trung Quốc, Campuchia Câu 38. Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng núi và trung du: A. Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày B. Mở rộng diện tích đồng cỏ để chăn nuôi C. Tích cực trồng cây lương thực, thực phẩm để đảm bảo nhu cầu tại chỗ D. Áp dụng hình thức canh tác nông - lâm kết hợp Câu 39. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi: A. Trường Sơn Nam B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Tây Bắc Câu 40. Trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển: A. Đà Nẵng B. TP Hồ Chí Minh C. Ninh Bình D. Cần Thơ
00:00:00