Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM 1 ĐỀ THI THỬ CHUYÊN SƯ PHẠM NGÀY 20/1/2019 Môn Ngữ Văn Thời gian: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Anh (chị) hãy đọc văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 – 4: “Có một chiếc đồng hồ ở điện Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục báo năm báo tháng bao giờ… nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa. Sở dĩ người xưa làm được việc đó vì họ luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà độ 20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kĩ hơn một chút. Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiêu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ. Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp, đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi. Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trogn tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình “được đến đâu hay đến đấy”, “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt, ai cũng trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết” (Vương Trí Nhàn, Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr. 93 – 94) Câu 1. Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles? Câu 2. Đặc điểm của “kiểu tư duy hiện đại” của “con người thế kỉ XX” mà Vương Trí Nhàn chỉ ra là gì? Câu 3. Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”? OLM.VN, BINGCLASS.COM 2 Câu 4. Theo anh (chị), thói thiển cận khác gì với đầu óc thực tế? II. LÀM VĂN Câu 1. (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh (chị) về “bệnh thiển cận và vụ lợi” trong học tập của học sinh hiện nay. Câu 2. (5 điểm) Phân tích và chỉ ra sự khác biệt trong những câu thơ sau đây: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Quang Dũng – Tây Tiến, SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam) “Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” (Tố Hữu – Việt Bắc, SGK Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) OLM.VN, BINGCLASS.COM 3 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1. “Người xưa luôn hướng về sự trường tồn”. Câu 2. “Kiểu tư duy hiện đại” của “con người thế kỉ XX” là: nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Câu 3. Tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “nói tới hiện đại” vì “phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi”. Câu 4. Sự khác biệt: - “Thói thiển cận” là kiểu suy nghĩ và hành động nông cạn, chỉ nhìn thấy cái gần, cái trước mắt, không biết nhìn xa trông rộng. - “Đầu óc thực tế” là kiểu tư duy coi trọng những gì thiết thực, hữu ích. - Như vậy, hai cách nghĩ và làm trên có điểm gần nhau nhưng khác biệt là khá rõ, nên biết thực tế nhưng không nên sa vào thiển cận. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Đoạn văn cần bày tỏ ý kiến của mình về căn bệnh “thiển cận và vụ lợi” trong học tập của học sinh hiện nay: - “Thiển cận và vụ lợi” trong học tập của HS hiện nay là một thực tế với nhiều biểu hiện: chỉ học những môn để thi, tìm mọi cách để có điểm cao, chỉ học những gì có lợi cho mục đích ngắn hạn của mình… - Hậu quả: học lệch, tính cách ích kỉ, cách học ấy sẽ dẫn đến lệch lạc cho lối sống trong tương lai…. Câu 2. (5 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Thấy được điểm chung và nét riêng trong cách viết của mỗi tác giả. - Chỉ ra tài năng và tư tưởng của họ, phần nào thấy được đóng góp của mỗi nhà văn cho giai đoạn lịch sử văn học 1945 – 1975. OLM.VN, BINGCLASS.COM 4 2. Yêu cầu cụ thể: Dàn ý chi tiết 2.1. Quang Dũng và đoạn thơ trong Tây Tiến: a. Khái quát: - Về tác giả: Nhà thơ tài hoa, lãng mạn, từng là thành viên của binh đoàn Tây Tiến. - Về tác phẩm: Sáng tác năm 1948, khi Quang Dũng đã rời xa binh đoàn. Lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau được đổi lại thành “Tây Tiến”. - Đoạn thơ nằm ở khổ 2, thể hiện chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ Quang Dũng. b. Phân tích đoạn thơ: - Bốn câu thơ với lối điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ,… tạo nên những câu thơ giàu nhạc tính, đẹp như một bức họa, thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa. - Bức tranh chia tay đẹp ở thiên nhiên “hung bạo dữ dội” nhưng cũng rất “thơ mộng, trữ tình”. Cảnh chia tay còn đẹp bởi tình cảm mà người lính và đồng bào dành cho nhau: Đẹp ở sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. => Chất chiến sĩ và chất nghệ sĩ hòa hợp. 2.2. Tố Hữu và đoạn thơ trong Việt Bắc: a. Khái quát: - Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. - Bài thơ “Việt Bắc” ra đời gắn với một chuỗi những sự kiện lịch sử trọng đại. Đây là thời điểm cán bộ các cơ quan trung ương chia tay đồng bào Việt Bắc để về xuôi. - Đoạn thơ thuộc phần một của bài thơ, là lời của người ra đi, ôn lại kỉ niệm, bày tỏ lòng biết ơn với những ân tình của nhân dân và mảnh đất chiến khu. b. Phân tích cụ thể: - Sáu câu thơ lục bát với cách xưng hô mình – ta, lối ví von, so sánh đã tạo nên những câu thơ như lời đối đáp trong cuộc hát giao duyên, hát giã bạn. - Những tình cảm cách mạng được trữ tình hóa qua lời ôn lại những kỉ niệm, tình cảm đẹp mà quân dân Việt Bắc dành cho nhau. Để từ đó hướng tới ngày mai thủy chung, ân tình. - Đoạn thơ góp phần làm nên kiệt tác cho đời thơ Tố Hữu, là thành tựu nổi bật của thơ ca trong những năm tháng kháng chiến. 2.3. So sánh: OLM.VN, BINGCLASS.COM 5 a. Điểm gặp gỡ: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ, và đằng sau đó là những ân tình của chiến sĩ dành cho đồng bào, cho mảnh đất mà họ từng gắn bó, yêu thương. b. Điểm khác biệt: - Đoạn thơ của Quang Dũng sử dụng bút pháp thơ trữ tình, lãng mạn, tài hoa, giàu chất nhạc, chất họa. Vẻ đẹp của người lính trí thức Hà Thành biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và con người là đóng góp riêng, hiếm có. - Đoạn thơ của Tố Hữu lại sử dụng màu sắc, chất liệu dân tộc và khuynh hướng sử thi, lãng mạn. Lời thơ mang âm hưởng của ca dao, dân ca, mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân. Nhà thơ tôn vinh tình cảm của cách mạng, những tình cảm lớn lao, thiêng liêng. - Cả hai đoạn thơ đều góp phần làm phong phú cho nền thơ ca kháng chiến.
00:00:00