Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề tham khảo hay theo cấu trúc mới ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 20 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 trong các chất sau đây: A. Glyxerol B. Gly-ala. C. Lys-Gly-Val-Ala D. Saccarozo Câu 2: Công thức chung của amino axit no, mạch hở, có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amino là A. CnH2n+1NO2 B. CnH2n-1NO4 C. CnH2nNO4 D. CnH2n+1NO4 Câu 3: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3 Câu 4: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là A. Do phân tử amin bị phân cực mạnh, B. Do amin tan nhiều trong H2O. C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N. D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton. Câu 5: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D.sự khử ion Na+ Câu 6: Nhận định nào không đúng về gluxit? (1) Mantozơ, glucozơ có -OH hemiaxetal, còn saccarozơ không có -OH hemiaxetal tự do. (2) Khi thuỷ phân mantozơ, saccarozơ có mặt xúc tác axit hoặc enzim đều tạo ra glucozơ. (3) Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ thuộc nhóm đisaccarit, (4) Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo thành phức đồng màu xanh lam. A. 1, 4. B. 2, 3. C. 1, 2. D. 3, 4. Câu 7: Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit? A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 8: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 ? A. dd H2SO4 loãng B. dd NaOH C. dd HNO3 D. dd HCl Câu 9: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. D. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. HOC24.VN 2 Câu 10: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau: (a) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít. (b) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (c) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. (d) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Dãy các kim loại nào sau đây không được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua? A. Al, Ba, Na B. Na, Ba, Mg C. Al, Mg, Fe D. Al, Mg, Na Câu 12: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là A. 145 B. 133 C. 118 D. 113 Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng: 243Al SO X Yoo . Cặp chất X, Y nào không thỏa mãn sơ đồ trên? (biết mỗi mũi tên là một phản ứng) A. Al2O3 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. Al(OH)3 và Al2O3. D. NaAlO2 và Al(OH)3. Câu 14: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là A. NaOH, O2 và HCl B. Na, H2 và Cl2. C. NaOH, H2 và Cl2. D. Na và Cl2 Câu 15: Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) khí nitơ và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là A. 23 gam. B. 24,5 gam. C. 22,2gam. D. 20,8gam Câu 16: Phản ứng sau đây tự xảy ra: 3 2 222Zn Cr Zn Cr  o . Phản ứng này cho thấy: A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+ B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+. C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+. D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+. Câu 17: Cho các phản ứng: 0 0 0 0 6 5 3 2 . 23 32 , 23 3 22 2() t CaO t t CaO t X NaOH C H ONa Y CH CHO H O Y NaOH T Na CO CH CHO Cu OH NaOH Z Z NaOH T Na CO  o     o    o }  o  CTPT của X là A.C11H12O4 B. C12H14O4 C. C12H20O6 D. C11H10O4 HOC24.VN 3 Câu 18: Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/1 với nhau theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. ( Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước). A.Na+, HCO3- và SO42− B. Ba2+, HCO3- và Na+ C. Na+ và SO42- D. Na+, HCO3- Câu 19: Cho một oxit của Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 vào dung dịch X thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Hãy cho biết công thức của oxit đó. A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D.FeO hoặc Fe3O4. Câu 20: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng, C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl. D. Thép cacbon để trong không khí ẩm. Câu 21: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 5,6 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị cùa m là A. 39,40. B. 23,64. C. 15,76. D. 21,92. Câu 22: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,12. B. 4,16. C. 2,08. D. 2,56. Câu 23: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch Y và 12,08 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,6. B. 4. C. 3,2. D. 7,2. Câu 24: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là A 28. B. 34. C. 32. D. 18. Câu 25: Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân X, Y cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc X và 4,784 gam M2CO3 ( M: Kim loại kiềm ) vào cốc Y. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn, cân trở lại vi trí thăng bằng. Xác định kim loại M? A. Cs B. Na C. K D. Li HOC24.VN 4 Câu 26: Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 1,95. B. 3,78. C. 2,43. D. 2,56. Câu 27: Cho 22 gam dd NaOH 10% vào 5 gam dd axit H3PO4 39,2%. Muối thu được sau phản ứng là A. Na2HPO4 và NaH2PO4 B. Na2HPO4. C. NaH2PO4. D. Na3PO4 và Na2HPO4. Câu 28: Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và một muối cacbonat của kim loại M vào một lượng vừa đủ axit HCl 7,3% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong Y là 6,028%, Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chấy rắn. Giá trị của m bằng A. 7,6g B. 10,4g C. 8,0g D. 12,0g Câu 29: Khi cho 534,6 gam xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc thu được 755,1 gam hỗn hợp A gồm hai sản phẩm hữu cơ trong đó có một chất là xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ. Tách xenlulozơ trinitrat cho vào bình kín chân không dung tích không đổi 2 lít rồi cho nổ (sản phẩm chỉ gồm các chất khí CO, CO2, H2, N2). Sau đó đo thấy nhiệt độ bình là 300°C. Hỏi áp suất bình (atm) gần với giá trị nào sau đây nhất A. 150 B. 186 C. 155 D. 200 Câu 30: Nung 22,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuO trong khí trơ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, Phần trăm khối lượng của CuO trong X là. A 17,54%. B. 35,08%. C. 52,63%. D. 87,72%. Câu 31: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm CuSO4; H2SO4 và Fe2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; m gam chất rắn Z và 0,224 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 8,96. B. 12,80. C. 17,92. D. 4,48 Câu 32: Hòa tan 12,4 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Zn trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 33,70. B. 23,05. C. 34,30. D. 23,35. Câu 33: X là quặng hematit đỏ chứa 64,0% Fe2O3 (còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Y là quặng manhetit chứa 92,8% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được 1 tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi luyện thép thì thu được 420,42 kg thép chứa 0,1% gồm cacbon và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Tỉ lệ m1 : m2 là HOC24.VN 5 A. 1:2. B. 1:1. C. 2:1. D. 3:4. Câu 34: Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam đồng không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đktc) bay ra. (Giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là: A. 4,2g và a = lM. B. 4,8g và 2M. C. 1,0g và a = lM D. 3,2g và 2M. Câu 35: Cho 1,792 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3 thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là A.. 14,75. B. 39,40. C. 29,55. D. 44,32. Câu 36: Nhỏ từ từ 3 V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dd X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dd Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2 / V1 thấy A. V2 / V1= 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,55 B. V2 / V1= 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,25 C. V2 / V1 = 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,75 D. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,55 Câu 37: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là A. 96,25. B. 117,95. C. 80,75. D. 139,50. Câu 38: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan, Giá trị của m có thể là A. 11,8. B.12,5 C. 14,7. D. 10,6 Câu 39: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đặc, đun nóng. Phần trăm khối lượng của KMnO4 trong X là A. 39,20%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 60,80%. Câu 40: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các D -amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung HOC24.VN 6 dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là A. 9 và 27,75. B. 9 và 33,75. C. 10 và 33,75. D. 10 và 27,75.
00:00:00