Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP II ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Chất nào sau đây là este: A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. HCOOH D. CH3OH Câu 2: Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là: A. Tính kiềm mạnh. B. Tính khử yếu. C. Tính oxi hoá mạnh. D. Tính khử mạnh. Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam. Câu 4: Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây? A. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước B. Thành phần chính của lipit và protein C. Là chất lỏng, không tan, nhẹ hơn nước D. Là chất rắn, không tan, nặng hơn nước Câu 5: Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là. A. Cr, Fe. B. Al, Cu. C. Al, Zn. D. Al, Cr. Câu 6: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Xenlulozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Glucozơ Câu 7: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2 ? A. metyletylamin. B. etylmetylamin. C. isopropanamin. D. isopropylamin. Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhóm IIA là A. (n-1)d3ns2. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 8,16 gam este X no, đơn chức, mạch hở thu được 7,2 gam nước. Cũng 8,16 gam X nói trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được 3,68 gam ancol Y và m gam muối Z. Giá trị m là A. 8,80. B. 6,56. C. 7,68. D. 5,44. Câu 10: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH có tên gọi là : A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin. Câu 11: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 12: Tơ visco thuộc loại: A. Tơ bán tổng hợp B. Tơ thiên nhiên C. Tơ tổng hợp D. Tơ poliamit Câu 13: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là? A. Ag. B. Au. C. Al. D. Cu. HOC24.VN 2 Câu 14: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn Fe3O4 và Fe2O3, ta có thể dùng hoá chất nào dưới đây: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch FeCl3. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3. Câu 15: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH. Câu 16: Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu? A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K. Câu 17: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 16,68 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam. Câu 18: Trong số các hợp kim sau, hợp kim nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Fe-Cr-Mn. B. Sn-Pb. C. W-Co. D. Bi-Pb-Sn. Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X chứa Al, Mg, Zn và Fe trong dung dịch chứa HCl (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,016 lít khí (đktc). Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m? A. 10,15 B. 9,63 C. 12,14 D. 11,02 Câu 20: Cho các chất: NaHCO3, Na2CO3, ZnCl2, AlCl3, Al(OH)3, Cr(OH)2, CH3COONH4. Số chất có tính lưỡng tính là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 21: Cho 2,4 gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1,4M và Cu(NO3)2 0,6M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là? A. 4,84 B. 3,20 C. 1,92 D. 2,56 Câu 22: Cho bột Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có và chất rắn không tan B. Cho chất rắn không tan B vào dung dịch HCl thì không thấy khí thoát ra. Trong dung dịch A có thể chứa các muối: A. FeSO4, Fe(NO3)2, CuSO4, Cu(NO3)2. B. FeSO4, Fe2(SO4)3, CuSO4. C. FeSO4, CuSO4. D. FeSO4, Fe(NO3)2, CuSO4. Câu 23: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml Câu 24: Cho các thí nghiệm sau: (a). Cho hỗn hợp bột Al và Na tỷ lệ mol 1:1 vào nước. (b). Cho 0,1 mol Cu vào dung dịch HCl dư. (c). Cho 0,1 mol Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (d). Cho hỗn hợp bột gồm Fe và FeCl3 tỷ lệ mol tương ứng là 1:3 vào nước. HOC24.VN 3 Số thí nghiệm mà chất rắn tan hoàn toàn là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Dẫn từ từ V lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dd Ca(OH)2 thì tạo thành 4g kết tủa. V có giá tri ̣ là: A. 1,120 B. 0,896 C. 0,448 D. 0,224 Câu 26: Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp. A. Axit ε-aminocaproic. B. Metyl metacrylat. C. Buta-1,3-đien. D. Caprolactam. Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl loãng tạo ra muối sắt (II). B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe. C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Ở nhiệt độ thường, sắt phản ứng chậm với nước và tạo ra oxit sắt. Câu 28: Để phân biệt được 2 dung dịch FeCl2, Fe(NO3)2. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch trên là A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch K2CO3. Câu 29: Chọn câu đúng: A. Để điều chế kim loại kiềm, phải điện phân dung dịch muối halogenua của chúng. B. Natri hidroxit là chất rắn dễ hút ẩm, bay hơi. C. Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ không có màng ngăn thu được nước Javel. D. Để bảo quản kim loại kiềm, phải ngâm chúng trong nước. Câu 30: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng: A. Hợp chất H2N-CH2CONH-CH2CH2-COOH là một đipeptit. B. Hợp chất H2N-COOH là một amino axit đơn giản nhất. C. Từ alanin và glyxin có khả năng tạo ra 4 loại peptit khác nhau khi tiến hành trùng ngưng chúng. D. Lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím. Câu 31: Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức , mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là A. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 B. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3 C. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7 D. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng. (2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. (3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2. HOC24.VN 4 (4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2. (5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là. A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 33: Hỗn hợp E chứa hai este X, Y (MX < MY) được tạo bởi cùng một aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của Gly và hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,8 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,1 mol N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là? A. 44,12% B. 35,09% C. 62,12% D. 47,46% Câu 34: Hoà tan hoàn toàn a mol Al vào dung dịch HNO3 (loãng, vừa đủ), thu được b mol khí N2 duy nhất và dung dịch Y chứa (27a+39,6) gam muối. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,83 mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của (a+b) là: A. 0,236. B. 0,215. C. 0,225. D. 0,228. Câu 35: Cho các phát biểu sau 1. Các peptit đều có phản ứng màu biure. 2. Fructozơ có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo Ag. 3. Đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức mạch hở thu được CO2 và H2O số mol bằng nhau. 4. Mỡ động vật và dầu thực vật đều nhẹ hơn nước, khi đun nóng thì tan trong nước. Số phát biểu đúng là : A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 36: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và b mol KAlO2. Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của (a – b + x) là? A. 0,18 B. 0,15 C. 0,07 D. 0,12 Câu 37: Cho các thí nghiệm sau: (1) Nung hỗn hợp Cu + Cu(NO3)2 trong bình kín. (2) Cho Cu vào dung dịch AgNO3. (3) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3. (4) Cho Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 + HCl. (5) Cho Cu vào dung dịch AlCl3. (6) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. HOC24.VN 5 Số trường hợp Cu bị oxy hóa là A. 3 B. 4 C. D. 2 Câu 38: Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 12,16 gam Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,26 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 1,28 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị m là: A. 5,40. B. 8,10. C. 2,43. D. 3,24. Câu 39: Hòa tan hết 17,91 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg, MgCO3, Zn và ZnCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,62 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,256 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm CO2, NO và 0,03 mol H2. Dung dịch Z sau phản ứng chỉ chứa m gam các muối trung hòa. Giá trị của m là: A. 78,28 B. 80,62 C. 84,52 D. 86,05 Câu 40: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y đều được tạo từ Gly và Ala; X có ít hơn Y một liên kết peptit. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH thu được 59,07 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 37,8 lít khí O2 (đktc) thu được 22,05 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với: A. 24% B. 18% C. 26% D. 34%
00:00:00