Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 1 | 12 BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 7 – 004 NỘI DUNG: CHƯƠNG VII – SINH THÁI HỌC Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái? 1. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất. 2. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn. 3. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 4. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh? A. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có sản lượng sinh vật sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp. B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn. C. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. D. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp. Câu 3: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới 1. Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường 2. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 3. Mức tử vong của quần thể 4. Kích thước của quần thể 5. Mức sinh sản của quần thể Số phương án trả lời đúng là A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 4: Khi nói về hệ sinh thái có các phát biểu sau: I. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ kín và có khả năng tự điều chỉnh. II. Kích thước của một hệ sinh thái rất lớn. III. Khi các nhân tố môi trường tác động lên hệ sinh thái ngoài giới hạn mà nó chịu đựng thì hệ sinh thái sẽ có những phản ứng thích nghi để duy trì trạng thái cân bằng. IV. Một hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và hữu sinh. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 2 | 12 V. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng; thành phần hữu sinh chỉ bao gồm động vật. VI. Sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái chỉ có thực vật. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng? A. 4 B. 3. C. 2. D. 1. Câu 5: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật tự nhiên, phát biểu C nào sau đây là đúng ? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản C. Nhờ sự cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. Câu 6: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. 2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. 3. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng. 4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. 5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã. A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 7: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: 1. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. 2. Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. 3. Loài E tham gia vào nhiêu chuỗi thức ăn hơn loài F. 4. Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. 5. Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm. 6. Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 3 | 12 Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 8: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái: 1. Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn. 2. Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. 3. Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi. 4. Lưới thức ăn càng đa dạng thì tính ổn định của hệ sinh thái càng cao. 5. Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài. 6. Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước. 7. Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã hình thành trước. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 9: Khi nói về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? 1. Mỗi chuỗi thức ăn thường có không quá 6 bậc dinh dưỡng. 2. Chuỗi thức ăn khởi đầu sinh vật ăn mùn bã là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. 3. Kích thước của quần thể sinh vật ở mắt xích sau luôn lớn hơn kích thước quần thể ở mắt xích trước. 4. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. 5. Trong các hệ sinh thái già, chuỗi thức ăn mùn bã thường chiếm ưu thế. 6. Hệ sinh thái vùng khơi thường có số lượng chuỗi thức ăn nhiều hơn các hệ sinh thái vùng thềm lục địa. A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 10: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, xét các phát biểu sau đây: 1. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản... 2. Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau. 3. Cạnh tranh cùng loài không gặp ở thực vật. 4. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì sự ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây: 1. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt. 2. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 4 | 12 3. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ. 4. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 12: Khi nói về diễn thế nguyên sinh, cho các phát biểu sau: 1. Sinh vật đầu tiên phát tán đến môi trường thường là nấm, địa y. 2. Số lượng loài tăng dần, số lượng cá thể của mỗi loài giảm. 3. Sự biến đổi xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh sống. 4. Kết thúc quá trình diễn thế có thể hình thành quần xã suy thoái. 5. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã đóng vai trò là nhân tố khởi động; sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã sinh vật là động lực chính dẫn đến diễn thế sinh thái. 6. Trong số các loài sinh vật, loài chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể? 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể: mức độ sinh sản, mức tử vong, sự phát tán. 2. Kích thước tối đa của quần thể phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 3. Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể của quần thể luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: thiếu hụt nguồn sống, dịch bệnh, cạnh tranh gay gắt dẫn đến sức sinh sản giảm, tử vong tăng. 4. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 5. Tăng trưởng thực tế thường gặp ở các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm. 6. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể, trong đó tỉ lệ giới tính luôn được duy trì với tỉ lệ 1 : 1. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 14: Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, có các phát biểu sau: 1. Các nhân tố sinh thái tác động một cách tổng hợp lên cá thể sinh vật. 2. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. 3. Mỗi loài đều có phản ứng như nhau với tác động của các nhân tố khác nhau. 4. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. 5. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. 6. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. 7. Loài có giới hạn sinh thái càng rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố càng hẹp. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 5 | 12 Câu 15: Một loại sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,6OC. Trong điều kiện nắng ấm của miền nam, sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền bắc, nhiệt độ trung bình trong năm thấp hơn miền nam là 4,8OC, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho các nhận xét sau: (1) Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày. (2) Nhiệt độ trung bình của miên nam là 30,6OC. (3) Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8OC. (4) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ. (5) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền nam là 7 thế hệ. Số nhận xét đúng là: A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 16: Khi nói về ổ sinh thái, có các phát biểu sau: (1) Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó. (2) Mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng, nên khi nuôi chung một ao sẽ tăng mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến giảm năng suất. (3) Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt. (4) Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. (5) Khi ổ sinh thái của hai loài gần như chồng khít lên nhau thì xảy ra cạnh tranh loại trừ. (6) Trong nơi ở có thể tồn tại nhiều ổ sinh thái. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung sai? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu nhận định sau đây không chính xác? 1. Những loài có giới hạn rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng và ngược lại. 2. Sức sống của sinh vật cao nhất, mật độ lớn nhất trong khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái. 3. Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật gọi là khoảng chống chịu. 4. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. 5. Khi loài mở rộng khu phân bố thì giới hạn sinh thái của loài cũng được mở rộng. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 18: Có các hiện tượng sau: 1. Một số loài cá sống ở mực nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thể cái kích thước lớn. 2. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. 3. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 6 | 12 4. Lúa và cỏ trong cùng một cánh đồng tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng. 5. Nấm và vi khuẩn lam sống cộng sinh cùng nhau tạo thành địa y. 6. Trong mùa sinh sản, những con cá sư tử đực đánh nhau để tranh giành con cái. Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 19: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật trong tự nhiên, có các phát biểu sau: 1. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. 2. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. 3. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không làm ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể. 4. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức ổn định, phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Khi nói về tuổi và cấu trúc tuổi, cho các phát biểu sau: 1. Khi nguồn sống giảm, số cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình có xu hướng giảm mạnh. 2. Tất cả các loài đều có nhóm tuổi sau sinh sản và giai đoạn trước sinh sản ngắn hơn giai đoạn sinh sản. 3. Cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của sinh vật. 4. Dù môi trường có biến động thì tỉ lệ các nhóm tuổi hầu như không thay đổi. 5. Ở quần thể trẻ, nhóm tuổi trước sinh sản bằng hoặc lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. 6. Cấu trúc tuổi của quần thể liên quan với tuổi thọ của quần thể, vùng phân bố và thay đổi theo chu kỳ ngày, đêm, chu kỳ mùa. 7. Ở quần thể già, nhóm tuổi đang sinh sản ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản và nhiều hơn hoặc bằng nhóm tuổi sau sinh sản. 8. Sự phục hồi quần thể không phụ thuộc không phụ thuộc vào chu kì sống ngắn hay dài và các đặc điểm sinh sản của sinh vật. Số phát biểu đúng là? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 21: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể cùng một loài, số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi của các quần thể như sau Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản 1 50 120 155 2 150 149 155 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 7 | 12 3 250 70 20 Cho các kết luận sau: I. Quần thể 2 có kích thước bé nhất. II. Quần thể 1 được khai thác ở mức độ phù hợp. III. Quần thể 1 đang tăng trưởng số lượng cá thể. IV. Quần thể 3 có kích thước đang tăng lên. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22: Cho các phát biểu sau về sự phân bố cá thể của quần thể: 1. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. 2. Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể và các cá thể trong quần thể không có tính lãnh thổ cao. 3. Phân bố ngẫu nhiên là dạng phân bố phổ biến nhất, giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường. 4. Nhóm cây bụi hoang dại, đàn trâu rừng có kiểu phân bố theo nhóm. 5. Việc sử dụng tối ưu nguồn sống trong những môi trường khác nhau là yếu tố chính chi phối sự phân bố các cá thể của quần thể. Số phát biểu đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng, có các phát biểu sau: 1. Các yếu tố cấu trúc, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã với môi trường đều thay đổi, trước hết là sự thay đổi của mối quan hệ giữa quần xã và môi trường. 2. Hô hấp của quần xã giảm, tỉ lệ các sản phẩm của quá trình tổng hợp và quá trình phân hủy vật chất trong quần xã tiến dần đến 1. 3. Tính đa dạng về loài tăng, số lượng cá thể của mỗi loài tăng và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng. 4. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mở đầu là sinh vật sản xuất ngày càng quan trọng. 5. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên. 6. Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một giảm và quần xã sử dụng năng lượng ngày càng hoàn hảo. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có các phát biểu sau: I. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể. II. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. III. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới mức tối thiểu. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 8 | 12 IV. Khi số lượng cá thể của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì cạnh tranh giữa các cá thể tăng lên. Số phát biểu không đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong, xét các nguyên nhân sau đây: 1. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. 2. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống trọi với những thay đổi của môi trường. 3. Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. 4. Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn đến diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 26: Những loài có kích thước cá thể nhỏ, tuổi thọ thấp, thường sinh sản nhanh, kích thước quần thể đông, do đó mức tử vong ở giai đoạn đầu phải cao tương ứng thì quần thể mới có thể tồn tại được trong môi trường mà nguồn thức ăn có giới hạn. Những loài này có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau: I. Đường cong sống sót hình lõm. II. Đường cong tăng trưởng số lượng cá thể có hình chữ J trong giai đoạn đầu. III. Chúng mẫn cảm với các động của nhân tố hữu sinh. IV. Chúng có khả năng chăm sóc con non tốt. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 27: Khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật, cho các phát biểu sau: 1. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đường cong tăng trưởng dạng chữ S. 2. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. 3. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. 4. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. 5. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi. II. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. III. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần. IV. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Khi nói về diễn thế sinh thái thứ sinh, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây? [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 9 | 12 1. Xuất hiện ở môi trường chưa có quần xã sinh vật từng sống. 2. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. 3. So với diễn thế nguyên sinh, các giai đoạn của diễn thế thứ sinh có thời gian ngắn hơn, kết thúc quá trình diễn thế sớm hơn, có tính chất ít phức tạp hơn, sự cạnh tranh xảy ra gay gắt, có thể dự đoán được quy mô và quá trình diễn thế. 4. Kết quả cuối cùng sẽ luôn hình thành một quần xã suy thoái. 5. Điều kiện sống ban đầu thuận lợi hơn so với diễn thế nguyên sinh. 6. Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động trong nội bộ quần xã. A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 30: Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu không đúng? 1. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã có thành phần loài đa dạng nhất, số lượng cá thể của mỗi loài cân bằng với sức chứa của môi trường. 2. Một trong những nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là sự hoạt động mạnh của loài ưu thế. 3. Diễn thế nguyên sinh thường khởi đầu bằng những quần xã sinh vật dị dưỡng như nấm, địa y. 4. Trong giai đoạn đầu của diễn thế nguyên sinh, hoạt động chủ yếu là chọn lọc cảnh sinh thái. CLTN tác động ở giai đoạn này là khắc nghiệt, gay gắt nhất. 5. Sự biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau của các quần xã sinh vật diễn ra ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của quá trình diễn thế nguyên sinh. Khi đễn giai đoạn đỉnh cực (climax) thì không còn xảy ra sự thay thế và biến đổi này. 6. Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn đầu là giai đoạn kéo dài nhất. A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 31: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên có bao nhiêu kết luận đúng trong số các kết luận sau đây: 1. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. 2. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. 3. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có 4 mắt xích. 4. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 32: Một hệ sinh thái có nhiệt độ cao, lượng mưa cao; có nhiều cây sống bì sinh, khí sinh; côn trùng đa dạng, động vật cỡ lớn. Trong số các đặc điểm sau, hệ sinh thái này có bao nhiêu đặc điểm đúng? [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 10 | 12 1. Chứa các loài rộng nhiệt. 2. Có độ đa dạng cao. 3. Ít xảy ra sự phân tầng. 4. Có năng suất sinh học cao. 5. Có lưới thức ăn phức tạp. 6. Mỗi loài có ổ sinh thái rộng. A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 33: Khi nói về chuỗi thức và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có các phát biểu sau: I. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiểu loài khác nhau. II. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau. III. Trong cùng một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. IV. Trong một lưới thức ăn, thực vật luôn là sinh vật tiêu thụ được xếp vào bậc 1. V. Trong tất cả các chuỗi thức ăn thì bậc dinh dưỡng phía sau có kích thước cơ thể lớn hơn và số lượng cá thể ít hơn bậc dinh dưỡng phía trước. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34: Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới nước trong hệ sinh thái như sau: Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng? I. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. II. Giả sử môi trường bị ô nhiễm, mức độ nhiễm độc cao nhất là loài B1. III. Loài A3 tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau, trong đó có 1 chuỗi loài A3 đóng vai trò tiêu thụ bậc 3, 2 chuỗi loài A3 đóng vai trò tiêu thụ bậc 2. IV. Loài B1 tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn loài A2. V. Nếu số lượng loài A1 giảm thì số lượng loài A2 cũng giảm. VI. Loài D chắc chắn là vi sinh vật. A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 35: Khi nói về đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo, có các phát biểu sau: 1. Cả hai hệ sinh thái đều có những đặc điểm chung về cấu trúc. 2. Hệ sinh thái nhân tạo có đặc điểm: thành phần loài đơn giản, kém bền vững, chu trình vật chất kép kín, chưa cân bằng. 3. Trong hệ sinh thái nhân tạo, để duy trì trạng thái cân bằng của hệ con người cần bổ sung năng lượng cho chúng. 4. Hệ sinh thái tự nhiên có thành phần loài đa dạng và khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo. A1 A2 A3 A B1 D C1 C2 C3 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 11 | 12 5. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ sinh thái trẻ, hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái già. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. Chuỗi thức ăn được bắt đầu từ sinh vật sản xuất thường chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái trẻ. 2. Mỗi loài sinh vật có thể đứng ở nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau trong lưới thức ăn. 3. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. 4. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn. 5. Lưới thức ăn của vùng có vĩ độ thấp thường kém đa dạng hơn ở vùng có vĩ độ cao. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 37: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có các kết luận sau: 1. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật. 2. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao. 3. Bậc dinh dưỡng câp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất. 4. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới. Có bao nhiêu kết luận không đúng? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? 1. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau. 2. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất. 3. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau. 4. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường. 5. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. 6. Hệ sinh thái càng có nhiều chuỗi thức ăn càng ổn định. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 39: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác được 10% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng có sinh khối lớn nhất là 900 kcal/m2/ngày. II. Bậc dinh dưỡng bậc 2 có sự thất thoát năng lượng nhỏ nhất. III. Năng lượng được tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 135 kcal/m2/ngày. IV. Sinh vật sản xuất tích lũy được 9.105 kcal/m2/ngày. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 40: Cỏ là nguồn thức ăn cho côn trùng ăn lá, chim ăn hạt và thỏ; thỏ làm mồi cho mèo rừng. Đàn mèo rừng trên đồng cỏ mỗi năm gia tăng 360 kg và bằng 30% lượng thức ăn mà chúng đồng hóa được từ thỏ. Trong năm đó, thỏ vẫn còn 75% tổng sản lượng để duy trì sự ổn định của loài. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 12 | 12 Biết sản lượng cỏ là 10 tấn/ha/năm. Côn trùng sử dụng 20% tổng sản lượng cỏ và có hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%. Theo lý thuyết, trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? I. Khối lượng thức ăn mèo rừng đồng hóa được là 2.400 kg/năm. II. Sản lượng cỏ còn lại sau khi cung cấp cho côn trùng là 2 tấn/ha/năm. III. Sản lượng chung của thỏ là 48.000 kg/năm. IV. Khối lượng thỏ làm thức ăn cho mèo rừng là 1.200 kg/năm. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - Hết - Đề thi gồm có 12 trang Giám thị coi thi không giải thích gì them LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 9 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu Hai 23/09/2019 08:00 Đăng đề số 1 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Ba 24/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 1 Tư 25/09/2019 08:00 Đăng đề số 2 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Năm 26/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 2 Sáu 27/09/2019 08:00 Đăng đề số 3 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Bảy 28/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 3 Chủ nhật 29/09/2019 08:00 Đăng đề số 4 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học 20:00 Đăng đáp án đề số 4
00:00:00