Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ O KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ NỘI NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Bài thi môn: LỊCH SỬ Ngày thi: 03 tháng 6 năm 2019 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 002 Họ và tên thí si n h : Số báo danh: Câu 1. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là A. hình thành được liên minh công – nông. B. sự ra đời của Xô viết Nghệ-Tĩnh. C. cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). D. cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Câu 2. Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941) là A. Nguyễn Văn Cừ. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Lê Hồng Phong. D. Ngô Gia Tự. Câu 3. Chiến dịch quân sự nào của ta trong kháng chiến chống Pháp đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. Câu 4. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương là A. thế lực tư bản tài chính Đông Dương. B. ngân hàng Đông Dương. C. ngân hàng Pháp. D. thế lực tư bản tài chính Việt Nam. 2 Câu 5. Thành tựu nào của cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại đã khắc phục được nạn thiếu lương thực và đói ăn kéo dài? A. Phát minh ra công cụ sản xuất mới. B. Thành tựu của cuộc “cách mạng chất xám”. C. Thành tựu của cuộc “cách mạng xanh”. D. Tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. Câu 6. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của Mỹ là A. Tây Âu. B. Bắc Phi. C. Đông Nam Á. D. Mỹ La-tinh. Câu 7. Chiến thắng nào mở ra khả năng quân và dân miền Nam chiến thắng quân Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)? A. Bình Giã. B. Bắc Ái. C. Trà Bồng. D. Vạn Tường. Câu 8. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam, được tiến hành khi nào? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu. D. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 9. Năm 1957, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo có ý nghĩa gì? A. Chứng tỏ nền khoa học – kỹ thuật Liên Xô phát triển hơn Mỹ. B. Chứng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. D. Đưa Liên Xô thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật. Câu 10. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra phương hướng chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 là 3 A. tấn công địch ở rừng núi, nơi ra có lợi thê thực hiện cách đánh du kích. B. tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. C. tấn công địch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. D. tấn công vào các đô thị lớn, trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp. Câu 11. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương gì? A. Vận động dân chủ. B. “vô sản hóa”. C. Bạo động. D. Cải cách. Câu 12. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở khu vực Đông Nam Á không phải là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây? A. Phi-líp-pin. B. Thái Lan. C. Miến Điện. D. Mã Lai. Câu 13. Hi vọng trong vòng 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục tiêu của kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp? A. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. B. Na-va. C. Rơ-ve. D. Bô-la-e. Câu 14. Trong lịch sử nhân loại, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là A. Mỹ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ. Câu 15. Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), lĩnh vực nào được xác định là trọng tâm? A. Chính trị. B. Tư tưởng. C. Kinh tế. D. Văn hóa. 4 Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai câp tư sản Việt Nam phân hóa thành A. tư sản và tiểu tư sản. B. tư sản dân tộc và tư sản mại bản. C. tư sản dân tộc và tiểu tư sản. D. tư sản mại bản và tiểu tư sản. Câu 17. Sự kiện báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. Châu Đốc, tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng (2/5/1975). B. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ Tổng thống (11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975). C. Năm cánh quân của ta đồng loạt đánh chiếm cơ quan đầu não của địch (26/4/1975). D. Xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập (10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975). Câu 18. Tham dự Hội nghị I-an-ta (2/1945) gồm nguyên thủ của những quốc gia nào? A. Liên Xô, Pháp, Mỹ. B. Tất cả các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Các nước thắng trận và bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Liên Xô, Anh, Mỹ. Câu 19. Đầu năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện nào? A. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. B. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Câu 20. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì gắn với sự kiện nào dưới đây? A. Nước Cộng hòa Ai Cập tuyên bố thành lập. B. Liên minh châu Phi (AU) được thành lập. C. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. D. Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi. Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Âu là cách gọi để chỉ những nước nào? A. Một số nước phía Đông và phía Tây châu Âu. 5 B. Những nước xã hội chủ nghĩa ở phía Đông của châu Âu. C. Những nước nằm ở phía Đông của Liên Xô. D. Tất cả các nước tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Câu 22. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, tình hình miền Nam thay đổi như thế nào? A. Mỹ trực tiếp đưa quân viễn chinh vào miền Nam thay chân Pháp. B. Thực hiện hiệp thương thống nhất đất nước. C. Nhân dân miền Nam đồng loạt nổi dậy phá vỡ hệ thống chính quyền tay sai. D. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Chính quyền vững mạnh. B. Thù trong, giặc ngoài. C. Tài chính trống rỗng. D. Nạn đói hoành hành. Câu 24. Phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1936-1939 được gọi là cuộc vận động dân chủ vì phong trào này A. chủ yếu là đấu tranh hòa bình, hợp pháp. B. chủ yếu hướng vào mục tiêu trước mắt đòi những quyền tự do, dân chủ. C. đã thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ thế giới. Câu 25. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng A. quân đội Sài Gòn do “cố vấn” Mỹ chỉ huy. B. lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. C. Quân đồng minh và vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ. D. Quân đội Sài Gòn có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mỹ. Câu 26. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, để khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực, miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ gì? A. Phát triển kinh tế, văn hóa. B. Cải tạo quan hệ sản xuất. C. Hoàn thành cải cách ruộng đất. 6 D. Khôi phục kinh tế. Câu 27. Ngay sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, quân Tưởng và tay sai kéo vào miền Bắc nước ta với âm mưu gì? A. Lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. B. Phối hợp với quân Anh đánh Pháp. C. Đánh quân Pháp. D. Giải giáp quân đội Nhật. Câu 28. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp ở Mát-xcơ-va (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa dân tộc cực đoan. C. chủ nghĩa phát xít. D. chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 29. Mở mà chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, quân ta tấn công vào cứ điểm của địch ở A. Đông Khê. B. Thất Khê. C. Cao Bằng. D. Đồng Đăng. Câu 30. Chiến thắng quân sự nào dưới đây đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp ở Đông Dương. A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 31. Quyền của ba nước Đông Dương được các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) cam kết tôn trọng là A. quyền được hưởng độc lập, tự do. B. các quyền dân tộc cơ bản. C. quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do. D. quyền chuyển quân tập kết ra Bắc. 7 Câu 32. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đánh dấu sự kiện A. bộ đội ta tiến về giải phóng thủ đô. B. quân Pháp rút khỏi miền Bắc. C. quân Pháp rút khỏi Hải Phòng. D. đất nước tạm thời chia cắt. Câu 33. Khó khăn lớn nhất trực tiếp đe dọa nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. cùng lúc phải đối phó với thù trong, giặc ngoài. B. nhà nước cách mạng non trẻ. C. ngân sách trống rỗng, tài chính rối loạn. D. nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Câu 34. Nội dung nào dưới đây không phải âm mưu của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965-1968)? A. Phá hoại tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. C. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ”. D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Câu 35. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. B. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. C. “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. D. “Đồng khởi”. Câu 36. Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam vì đã A. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm. gGiáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam. B. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam. C. đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công. 8 Câu 37. Chiến thắng nào dưới đây của quân dân ta đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. D. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Câu 38. Căn cứ để Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974- đầu năm 1975 là A. quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa sau Hiệp định Pa-ri năm 1973. B. quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng và suy yếu sau Hiệp định Pa-ri năm 1973. C. tình hình ở miền Nam bắt đầu có lợi cho cách mạng sau Hiệp định Pa-ri năm 1973. D. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng. Câu 39. Trong đường lối đổi mới (1986), Đảng ta chủ trương lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm vì A. hàng hóa trên thị trường khan hiếm. B. nhu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân. C. đất nước đang trong khủng hoảng kinh tế trầm trọng. D. đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng. Câu 40. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
00:00:00