Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Luận điểm nào đúng? A. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước phải cải cách kinh tế- xã hội. B. Toàn cầu hóa là khó khăn và thách thức lớn cho tất cả các nước trên thế giới. Thế giới ngày càng tụt hậu. C. Toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích, kích thích sự phát triển của các nước đang phát triển. D. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước trên thế giới cùng phát triển. Câu 2: Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU chiếm hơn ¼ GDP của thế giới và đã trở thành A. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh. B. Tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất châu Âu C. Tổ chức kinh tế lớn nhất Đông Nam Á D. Tổ chức chính trị lớn nhất châu Âu. Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy” vì A. Thường xuyên bị động đất B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. 17 nước giành được độc lập. Câu 4: Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thợ máy xưởng Ba Son tháng 8/1925 với phong trào công nhân trước đó là: A. Phong trào đấu tranh có tổ chức, có tinh thần quốc tế vô sản cao cả. B. Phong trào đấu tranh mang tính tự phát C. Phong trào đã đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam. D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. Câu 5: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX thế giới đã A. đạt nhiều thành tựu ở trên các lĩnh vực. B. nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho con người. C. tăng năng suất sản xuất D. diễn ra xu thế toàn cầu hóa HOC24.VN 2 Câu 6: Điểm giống nhau trong mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là A. Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. B. Cùng nhau phát triển về kinh tế. C. Cùng nhau phát triển về kinh tế và văn hóa. D. Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị. Câu 7: Quyết định chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc được thông qua ở đâu? A. Pốtxđam(Đức) B. Xan Phanxixcô(Mĩ) C. Ianta (Liên Xô) D. Vecxai (Pháp) Câu 8: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh trang bị cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam nội dung về: A. Khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. Kiến thức văn hóa, giáo dục. Câu 9: Nhận xét đúng về quy mô phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925 A. phong trào rộng lớn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. B. phong trào diễn ra ở Bắc Kì C. phong trào bó hẹp ở Nam Kì D. phong trào tập trung ở Trung Kì. Câu 10: Thắng lợi lớn nhất của các hình thức đấu tranh ở Mĩ Latinh từ các thập kỉ 50-90 của thế kỉ XX là: A. chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập B. các nước Mĩ Latinh vươn lên phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp. C. nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. D. các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ. Câu 11: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là A. Pháp B. Anh C. Mĩ D. Nhật Câu 12: Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đạt được thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. HOC24.VN 3 C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Câu 13: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập vào: A. Tháng 6/1925 B. Tháng 7/1924 C. Tháng 7/1925 D. Tháng 6/1924 Câu 14: Năm 1921 tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angieri, Marốc, Tuyniđi…lập ra A. Hội Hưng Nam B. Hội Phục Việt C. Hội Liên hiệp thuộc địa D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Câu 15: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”? A. Áchentina B. Mêhicô C. Braxin D. Cuba Câu 16: Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuận lần thứ hai là do A. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. Mĩ có nhiều nhân tài C. Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc D. Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Câu 17: Tháng 8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở A. Giacácta (Inđônêxia) B. Manila (Philipin) C. Hà Nội (Việt Nam) D. Băng Cốc (Thái Lan) Câu 18: Liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên? A. NATO B. SEATO C. VACSAVA D. CENTO Câu 19: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Kinh tế xã hội chủ nghĩa. B. Lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. C. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Sánh ngang với kinh tế Pháp. Câu 20: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, Pháp đã đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào A. Công nghiệp B. Giao thông vận tải C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp HOC24.VN 4 Câu 21: Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian nào? A. Tháng 11/1945 B. Tháng 3/1946 C. Tháng 3/1947 D. Tháng 2/1947 Câu 22: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở đâu? A. Khắp cả nước B. Bắc Kì. C. Trung Kì D. Nam Kì Câu 23: Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào A. Phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. B. Phát triển văn hóa để giữ gìn bản sắc dân tộc. C. Phát triển chính trị để ổn định đất nước. D. Phát triển giáo dục để nâng cao trình độ dân trí. Câu 24: Bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra từ công cuộc cải cách- mở cửa của Trung Quốc là gì? A. Củng cố, kiện toàn bộ máy nhà nước. B. Phát triển văn hóa giáo dục. C. Đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật. D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. Câu 25: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 ngả về phương Tây khôi phục và phát triển quan hệ với: A. các nước ASEAN. B. các nước châu Á C. Nhật Bản D. Trung Quốc. Câu 26: Thành phần tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: A. đại biểu của Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam cộng sản đảng. B. đại biểu của ba tổ chức cộng sản. C. đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. D. đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 27: Mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau năm 1945 đến năm 2000 là: A. Chiến tranh lạnh với Liên Xô. B. Tham vọng bá chủ thế giới. C. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. D. Chiến lược toàn cầu. Câu 28: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là: A. Hướng về các nước châu Á B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. HOC24.VN 5 C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu. Câu 29: Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã quyết định A. kết thúc chiến tranh ở châu Á. B. sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật. C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. D. để Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin Câu 30: Ai là người khởi xướng cho cải cách- mở cửa ở Trung Quốc tháng 12 năm 1978? A. Đặng Tiểu Bình B. Mao Trạch Đông C. Tôn Trung Sơn D. Cao Âu Lạc Câu 31: Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Mĩ B. Liên Xô C. Pháp D. Anh Câu 32: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập thời gian nào? A. 1/1/1949 B. 11/10/1949 C. 1/10/1949 D. 10/10/1949 Câu 33: Chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam được thành lập ở đâu? A. Số nhà 38, phố Hàng Ngang (Hà Nội). B. Số nhà 48, phố Hàng Ngang (Hà Nội). C. Số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội). D. Số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội). Câu 34: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú C. Con người là nhân tố hàng đầu D. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. Câu 35: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Khoa học gắn liền với kĩ thuật C. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ khoa học D. khoa học đã tham gia vào sản xuất. Câu 36: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là: A. Báo Búa Liềm B. Báo Sự thật C. Báo Đỏ D. Báo Thanh niên HOC24.VN 6 Câu 37: Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất của thế giới là A. Mĩ. B. Nhật Bản C. Tây Âu. D. Trung Quốc Câu 38: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Sự ra đời của tổ chức ASEAN. B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. C. Ngày càng mở rộng đối ngoại với các nước phương Tây. D. Nhiều nước có tốc độ phát triển khác nhau. Câu 39: Việt Nam học được từ Nhật Bản bài học kinh nghiệm nào trong việc xây dựng nền kinh tế? A. Áp dụng và đẩy mạnh hơn nữa thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Tăng cường giao lưu, thiết lập hơn nữa quan hệ đa phương. C. Tận dụng các yếu tố bên ngoài. D. Con người được coi là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu. Câu 40: Câu nói “không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức cách mạng nào? A. Việt Nam Quốc dân đảng B. Tân Việt Cách mạng đảng C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Tâm tâm xã
00:00:00