Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 12 – ĐỀ 1 Câu 1: Xét đặc trưng về nhóm tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là A. thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể. B. tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể. C. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. D. tuổi cao nhất mà các cá thể trong quần thể đạt được. Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự sống xuất hiện đầu tiên ở đại A. Nguyên sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Thái cổ. Câu 3: Trong một quần xã sinh vật, khi sâu bọ phát triển mạnh thì số lượng chim sâu cũng tăng theo; khi số lượng chim sâu tăng nhiều, sâu bọ bị chim sâu tiêu diệt mạnh nên số lượng lại giảm; hiện tượng này được gọi là: A. cân bằng sinh thái. B. cân bằng sinh học. C. điều hòa mật độ. D. khống chế sinh học. Câu 4: Xét tính chất đặc trưng của quần xã, số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài thể hiện: A. độ ổn định. B. độ đa dạng. C. sự phân bố. D. sự phân tầng. Câu 5: Hiện tượng 2 loài sinh vật sống chung: một bên được lợi, bên còn lại không ảnh hưởng gì là mối quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh. Câu 6: Về diễn thế nguyên sinh, không có đặc điểm: A. bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật. B. được biến đổi qua các quần xã trung gian. C. gắn với diễn thế là sự thay đổi điều kiện môi trường. D. kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã ổn định. Câu 7: Trong các bằng chứng sau, bằng chứng tiến hóa trực tiếp là A. các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau. B. xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. C. sinh vật từ đơn bào đến sinh vật đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. D. chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố tương tự. Câu 8: Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng như nhau ở các loài sinh vật; cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự A. Cánh dơi và chi trước của mèo. B. Vây trước của cá voi và vây trước của cá mập. C. Gai của cây xương rồng và tua cuốn của cây họ Đậu. D. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn thịt. Câu 9: Theo quan điểm hiện đại, nhân tố tiến hoá có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. đột biến. D. yếu tố ngẫu nhiên. Câu 10: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? A. Các cây ở đồi cọ Phú Thọ. B. Các con cá rô phi đơn tính trong ao. C. Voi ở vườn bách thú. D. Chim hải âu ở quần đảo Trường Sa. Câu 11: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích là A. tỉ lệ giới tính. B. nhóm tuổi. C. mật độ. D. sự phân bố. Câu 12: Nguồn nguyên liệu tiến hóa chủ yếu theo quan điểm của thuyết tiến hóa Đacuyn là A. biến dị cá thể. B. đột biến gen. C. đột biến nhiễm sắc thể. D. biến dị tổ hợp. HOC24.VN 2 Câu 13: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa là A. đột biến. B. di – nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. yếu tố ngẫu nhiên. Câu 14: Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra ở A. động vật ít di chuyển. B. động vật phát tán mạnh. C. thực vật bậc thấp. D. các loài thực vật. Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện đầu tiên ở A. kỉ Đệ tứ, đại Trung sinh. B. kỉ Đệ tứ, đại Tân sinh. C. kỉ Đệ tam, đại Tân sinh. D. kỉ Đệ tam, đại Trung sinh. Câu 16: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn do gen B quy định trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn do gen b quy định. Cho cây đậu hạt trơn có kiểu gen Bb tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì tỉ lệ đậu trơn thu được là: A. 12,5% B. 43,75% C. 87,5% D. 56,25% Câu 17: Ưu điểm nổi bật của phương pháp chọn giống bằng nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh là: A. Tạo được các cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen B. Tạo giống cây quý, bảo tồn nguồn gen không bị tuyệt chủng C. Tạo giống chất lượng bảo tồn nguồn gen quý D. tạo dòng biến dị xôma , lai tạo những giống cây trồng mới Câu 18: Trong một quần thể người, tỉ lệ người có nhóm máu O là 48,35%, nhóm máu B là 27,94%, nhóm máu A là 19,46%, còn lại là nhóm máu AB. Tần số các alen quy định nhóm máu ABO trong quần thể này là: A. IA = 0,13, IB = 0,18, IO = 0,69 B. IA = 0,69, IB = 0,13, IO = 0,18 C. IA = 0,17, IB = 0,26, IO = 0,57 D. IA = 0,18, IB = 0,13, IO = 0,69 Câu 19: Bệnh mù màu xanh lục – đỏ ở người do gen lặn trên NST X quy định. Nếu một bé trai bị bệnh mù màu, trong khi cả bố và mẹ đều bình thường. Trong các ông bà của em bé thì ai có khả năng mắc bệnh nhất? A. Ông nội B. Ông ngoại C. Bà nội D. Bà ngoại Câu 20: Cho rằng các gen phân li độc lập và các alen trội là trội hoàn toàn so với các alen lặn. Tỉ lệ kiểu hình giống bố ở đời con trong phép lai: ♀AaBBcc x ♂aaBBCc là: A. 1/8 B. 1/16 C. ¼ D. ½ Câu 21: Cá Mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng. Phôi nở trước ăn trứng chưa nở hoặc phôi nở sau nên mỗi lứa cá mập chỉ đẻ rất ít con. Mối quan hệ đó là: A. Hỗ trợ B. Đối địch (hay cạnh tranh cùng loài) C. Ức chế cảm nhiễm D. Cạnh tranh khác loài Câu 22: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do: A. Số lượng cá thể nhiều B. Số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh C. Có khả năng tiêu diệt các loài khác D. Sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh Câu 23: Quá trình sinh tổng hợp prôtêin từ gen ở sinh vật nhân thực trải qua các giai đoạn nào sau đây? A. Phiên mã xảy ra trong nhân và dịch mã xảy ra ở tế bào chất B. Phiên mã và vận chuyển axit amin tự do đến ribôxôm C. Phiên mã và hoạt hóa axit amin D. Hoạt hóa axit amin và dịch mã Câu 24: Trong kĩ thuật chuyển gen, các đặc điểm của gen cần chuyển biểu hiện trong tế bào nhận là: HOC24.VN 3 I. Giữ nguyên cấu trúc như ở tế bào cho II. Tổng hợp protein đa dạng hơn III. Vẫn nhân đôi, phiên mã và dịch mã bình thường IV. Sản phẩm do nó tổng hợp có cấu trúc và chức năng không đổi Phương án trả lời đúng là: A. I, II, III, IV B. I, II, IV C. II, IV D. I, III, IV Câu 25: Điều kiện cần để các gen phân li độc lập với nhau là: A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng và khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản B. Số lượng cá thể con lai phải lớn và các gen quy định tính trạng khác nhau nằm trên các NST khác nhau C. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau D. Cần tất cả các điều kiện trên Câu 26: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. Các yếu tố không phụ thuộc mật độ B. Mức tử vong C. Mức sinh sản D. Nguồn thức ăn từ môi trường Câu 27: Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng ở thế hệ ban đầu (P) thu được thế hệ sau tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng. Kết quả phép lai được chi phối bởi quy luật di truyền nào? A. Phân li độc lập B. Quy luật phân li C. Tương tác gen D. Trội không hoàn toàn Câu 28: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ; alen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn; alen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chua; alen E quy định hạt đen trội hoàn toàn so với alen e quy định hạt nâu. Trong quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai . Tỉ lệ loại kiểu hình quả to, chín muộn, vị ngọt, hạt nâu ở F1 là: A. 0 B. 9/16 C. 1/16 D. 3/16 Câu 29: Trong trường hợp di truyền ngoài nhân, con luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ vì: A. Kích thước của giao tử đực nhỏ hơn giao tử cái nhiều lần B. Hợp tử chứa gen trong tế bào chất của trứng nhiều hơn của tinh trùng. C. Hợp tử chỉ mang NST của mẹ qua trứng D. Giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng Câu 30: Trong quần thể, với phân li độc lập, gen thứ nhất có 2 alen có quan hệ trội lặn không hoàn toàn, gen thứ hai có 3 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn, sự giao phối tự do sẽ sinh ra: A. 16 tổ hợp kiểu gen B. 18 tổ hợp kiểu gen C. 30 tổ hợp kiểu gen D. 20 tổ hợp kiểu gen Câu 31: Ở thể lưỡng bội 2n, sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh dưỡng nào đó sẽ làm xuất hiện: A. Trong cơ thể có cả tế bào sinh dưỡng bình thường và tế bào sinh dưỡng bị đột biến dị bội B. Trong cơ thể có cả tế bào sinh dục bình thường và tế bào sinh dục bị đột biến dị bội HOC24.VN 4 C. Toàn bộ tế bào của cơ thể đều bị đột biến dị bội D. Các tế bào sinh dưỡng mang đột biến dị bội còn các tế bào sinh dục bình thường Câu 32: Trong quan hệ giữa 2 loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ và vật kí sinh là: A. Hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau B. Một loài bị hại thường có kích thước lớn và số lượng ít, một loài có lợi C. Một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó D. Một loại bị hại thường có kích thước nhỏ và số lượng nhiều, một loài có lợi Câu 33: Khi mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Phép lai P: AabbddEe x aaBbDdEe cho F1 có số kiểu gen và kiểu hình lần lượt là: A. 12 và 8 B. 24 và 16 C. 16 và 24 D. 8 và 12 Câu 34: Để mã hóa một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 200 axit amin thì tối thiểu gen phải có bao nhiêu bộ ba mã hóa? A. 201 B. 199 C. 198 D. 202 Câu 35: Các nhà khoa học đã sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra các quy luật di truyền nào dưới đây: (1) Phân li độc lập (2) liên kết gen và hoán vị gen (3) tương tác gen (4) di truyền liên kết với giới tính (5) di truyền qua tế bào chất A. (2), (4), (5) B. (1), (2), (5) C. (1), (4), (5) D. (2), (3), (4) Câu 36: Khi quần thể có kích thước tối thiểu dưới ngưỡng thì quần thể dễ bị diệt vong do A. xảy ra giao phối gần trong nội bộ quần thể. B. số cá thể ở nhóm tuổi sinh sản bị tiêu diệt. C. thay đổi cấu trúc phân bố cá thể. D. tăng cạnh tranh giữa các cá thể. Câu 37: Trong tự nhiên, hình thức phân bố cá thể của quần thể phổ biến nhất là A. ngẫu nhiên. B. đồng đều. C. thẳng đứng. D. theo nhóm. Câu 38: Trong quá trình phát sinh sự sống, về giai đoạn tiến hóa hóa học, nhận định nào sau đây là đúng? A. Hình thành nên các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic, prôtêin. B. Giai đoạn tiến hóa của các loài sinh vật từ đơn giản đến phức tạp. C. Xuất hiện các tế bào sơ khai có khả năng trao đổi chất với môi trường. D. Sử dụng nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, tác nhân sinh học. Câu 39: Kích thước của quần thể sinh vật thể hiện: A. khoảng không gian sống của quần thể. B. phạm vi địa lý tồn tại của quần thể. C. số lượng cá thể trong quần thể. D. sự phân bố cá thể của quần thể. Câu 40: Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại, phát triển là A. ổ sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. khoảng thuận lợi. D. môi trường sinh thái.
00:00:00