Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/4 - Mã đề thi 485 TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN HÓA HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài: 60 phút; (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:..........................................................................Lớp: .................. Số báo danh:............................................................................... Cho H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O =16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P =31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca= 40; Cr = 52; Mn =55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207. Câu 1: Chất X là muối canxi halogenua. Cho dung dịch X chứa 0,200 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Công thức X là : A. CaBr2. B. CaCl2. C. CaF2. D. CaI2. Câu 2: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là A. CO2. B. SO2. C. N2O. D. NO2. Câu 3: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k). Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là: A. 4.10-4 mol/(l.s). B. 2.10-4 mol/(l.s). C. 6.10-4 mol/(l.s). D. 8.10-4 mol/(l.s). Câu 4: Trong các hợp chất dưới đây, dãy toàn bộ các chất có thể tác dụng với clo? A. KOH( dd), H2O, KF(dd). B. NaOH(dd), NaBr(dd), NaI(dd) C. Fe, K O2 D. Na, H2, N2 Câu 5: Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg. Câu 6: Muối iot là muối ăn có chứa thêm lượng nhỏ iot ở dạng A. KI hoặc KIO3. B. MgI2. C. CaI2. D. I2. Câu 7: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muố nào sau đây sẽ không có phản ứng: A. NaI. B. NaBr. C. NaCl. D. NaF. Câu 8: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này gọi là A. sự thăng hoa. B. sự biến dạng. C. sự sôi. D. sự phân hủy. Câu 9: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2. B. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. C. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4. D. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl. Câu 10: Ở cùng một nhiệt độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất: A. Fe + dd HCl 0,1M. B. Fe + dd HCl 1M. C. Fe + dd HCl 0,2M. D. Fe + dd HCl 2M. Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M ta thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu m gam chất rắn khan, m có giá trị là A. 12,6 gam B. 11,5 gam C. 12,4 gam D. 14,6 gam Câu 12: Để pha loãng H2SO4 đặc nên làm theo cách nào sau đây để đảm bảo an toàn? A. Rót từ từ axit vào nước B. Rót thật nhanh axit vào nước C. Rót từ từ nước vào axit D. Rót thật nhanh nước vào axit Câu 13: Phương pháp nào sau đây có thể dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm? A. Điện phân H2O. B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. C. Phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2. D. Điện phân dung dịch CuSO4. Câu 14: Trong tự nhiên, clo tồn tại chủ yếu dưới dạng A. axit HCl trong dịch vị dạ dày của con người. Trang 2/4 - Mã đề thi 485 B. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O). C. đơn chất Cl2. D. muối NaCl có trong nước biển. Câu 15: Bạc tiếp xúc với không khí có lẫn H2S lại biến đổi thành sunfua: 2Ag + H2S + 1/2O2  Ag2S + H2O Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? A. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa. B. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử. C. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa. D. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử. Câu 16: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng: A. dung dịch KI có hồ tinh bột B. dung dịch KI C. dung dịch NaOH D. Hồ tinh bột Câu 17: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì A. Không có hiện tượng gì. B. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. C. Tạo thành chất rắn màu đỏ. D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. Câu 18: Khi hoà tan b gam oxit kim loại R hóa trị II bằng một lượng vừa đủ axit dung dịch H2SO4 15,8% người ta thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Vậy kim loại hoá trị II là: A. Ba. B. Ca. C. Be. D. Mg. Câu 19: Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ΔH < 0. Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ của phản ứng (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng (3) hạ nhiệt độ (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5 (5) giảm nồng độ SO3 (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Các biện pháp làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận là A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (5). D. (2), (3), (5). Câu 20: Cho V lít khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch nước brom dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng BaCl2 dư, thu được 2,33 gam kết tủa trắng. Giá trị của V là A. 0,112 lít. B. 0,224 lít. C. 0,448 lít. D. 0,336 lít. Câu 21: Nguyên tố lưu huỳnh có các mức oxi hoá thường gặp là: A. -1, 0,+4, +6 B. +1, +2, +4, +6. C. -2, 0,+4, +6. D. 0, +2,+4, +6. Câu 22: Nung 28 gam Fe với 16 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S là A. 50% B. 80% C. 70% D. 60% Câu 23: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác : A. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit. B. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước. C. Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, Iot là chất rắn màu đen tím. D. Không thể đựng dung dịch HF bằng thủy tinh. Câu 24: Kim loại nào sau đây cho cùng một sản phẩm muối khi cho tác dụng với H2SO4 loãng và với H2SO4 đặc: A. Mg B. Fe C. Ag D. Cu Câu 25: Cho 15,8 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc dư, thu được V lít khí clo (đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 5,60. D. 8,96. Câu 26: Nước Gia-ven được điều chế bằng cách A. Cho Clo tác dụng với Ca(OH)2 B. Cho Clo tác dụng với nước. Trang 3/4 - Mã đề thi 485 C. Cho Clo sục vào dung dịch KOH đặc nóng. D. Cho Clo sục vào dung dịch NaOH. Câu 27: Tính chất hóa học của lưu huỳnh là: A. không có tính oxi hóa, có tính khử B. chỉ có tính khử C. chỉ có tính oxi hóa D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử Câu 28: Người ta sản xuất axit H2SO4 từ quặng pirit. Nếu dùng 300 tấn quặng pirit có 20% tạp chất thì sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%. Biết rằng hao hụt trong sản xuất là 10%? A. 360 tấn. B. 490 tấn. C. 72 tấn. D. 245 tấn. Câu 29: Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là A. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O C. PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2+ H2O D. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + H2O Câu 30: Cho các câu sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3. (2) Ở điều kiện thường lưu huỳnh là chất lỏng. (3) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. (4) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. (5) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc. Số câu đúng là : A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 31: Hoà tan 3,38 gam oleum X vào nước người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH 0,1 M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây: A. H2SO4.3SO3. B. H2SO4.4SO3. C. H2SO4.2SO3. D. H2SO4.nSO3. Câu 32: Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa khi gặp H2SO4 đặc, nguội? A. Fe, Al, Cu. B. Fe, Zn, Mg. C. Al, Fe, Cr D. Al, Fe, Zn. Câu 33: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với lượng dư axit HCl, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 6,72. D. 4,48. Câu 34: Cho phản ứng: 2 2 2 2 4H S 4Cl 4H O H SO 8HCl  r  . Phát biểu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. B. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. D. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. Câu 35: Cho phương trình hoá học: N2(k) + O2(k) ⇄ 2NO(k); H > 0. Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên? A. Áp suất và nồng độ B. Nồng độ và chất xúc tác C. Nhiệt độ và nồng độ D. Chất xúc tác và nhiệt độ Câu 36: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. C. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh. D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. Câu 37: Cho 3,8 gam hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp X có khối lượng 5,24 gam. Thể tích (tối thiểu) dung dịch HCl 0,5M cần dùng để hoà tan hoàn toàn X là. A. 480 ml. B. 240 ml C. 180 ml D. 360 ml Câu 38: Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi A. phản ứng nghịch đã kết thúc. B. tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch bằng nhau. C. phản ứng thuận đã kết thúc. Trang 4/4 - Mã đề thi 485 D. nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau. Câu 39: Các khí sinh ra khi cho saccarozơ vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư gồm. A. H2S và SO2. B. SO2 và CO2. C. SO3 và CO2. D. H2S và CO2. Câu 40: Phản ứng nào sau đây là sai ? A. Fe2O3 + 4H2SO4 (đặc) br Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O B. 2FeO + 4H2SO4 (đặc) br Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O C. FeO + H2SO4 (loãng) br FeSO4 + H2O D. Fe2O3 + 3H2SO4 (loãng) br Fe2(SO4)3 + 3H2O ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu,giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Giám thị 1:……………………………Giám thị 2 :………………………………..
00:00:00