Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT … TRƯỜNG … ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN … Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài:120 phút ĐỀ SỐ 14 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngav cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư... [...] Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin. Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà gọi thành tên người Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tàu điện, anh phở Gầm cầu... Có khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cái mũ tàu bay trên đầu ông bán phở thời Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này. [...] Trong nghề phở, nó cũng có những cái nề nếp của nó. (2) Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. [...] Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phớ chuột? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè... nghĩa là loạn, phở nôi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó. (Nguyễn Tuân - Phở) Câu 1: Món ăn mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong đoạn trích trên đem lại cho anh (chị) ấn tượng gì? . Câu 2: Đoạn trích trên được triển khai thành hai ý cụ thể. Đó là những ý nào? . Câu 3: Đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác. Anh (chị) hãy phân tích tác dụng của những từ ngữ đó. . Câu 4: Chỉ ra thao tác lập luận của đoạn trích (2). . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao câu chuyện về một cụ ông khắc khô, già nua cầm miếng bìa giấy ghi dòng chữ “xin tiền về quê” Ngay khi câu chuyện lan rộng, đã có hẳn một diễn đàn kêu gọi lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí đủ để đưa cụ ông trở về quê. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ lưỡng về hoàn cảnh gia đình, phóng viên được biết ông già khắc khô kế trên hoàn toàn đủ sống với một người vợ, ba con trai đã lập gia đình, hai sào ruộng và một con bò ở quê. (Nguồn: Báo điện tử Dân Trí, tháng 8/2015) Từ câu chuyện trên, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội hiện nay? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 từ. Câu 2 (5 điểm): “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” (Ngữ văn 12 - Tập I). HOC24.VN 2 Anh (chị) hãy phân tích bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm rõ nhận định trên
00:00:00