Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1/4 - Mã đề 101 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 12 (THPT) Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 101 Câu 1. Hạt nhân được cấu tạo bởi các A. nuclôn. B. phôtôn. C. nơtron và electron. D. prôtôn và electron. Câu 2. Một chất quang dẫn khi được chiếu sáng thích hợp thì A. điện trở suất của nó sẽ tăng lên. B. điện trở suất của nó sẽ giảm xuống. C. electron sẽ bật ra khỏi bề mặt của nó. D. tính dẫn điện của nó sẽ giảm xuống. Câu 3. Các bộ phận của máy quang phổ được bố trí theo thứ tự A. Ống chuẩn trực, lăng kính, buồng tối. B. Buồng tối, lăng kính, ống chuẩn trực. C. Lăng kính, ống chuẩn trực, buồng tối. D. Buồng tối, ống chuẩn trực, lăng kính. Câu 4. Hiện tượng tán sắc ánh sáng giúp ta A. giải thích hiện tượng cầu vồng. B. xác định bước sóng của ánh sáng. C. giải thích tính chất hạt của ánh sáng. D. chế tạo pin mặt trời. Câu 5. Để kiểm tra hành lí của hành khách, người ta sử dụng tia A. tử ngoại. B. gamma. C. Rơn-ghen. D. hồng ngoại. Câu 6. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính A. rất lớn. B. bất kì. C. xác định. D. rất nhỏ. Câu 7. Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân có giá trị A. lớn nhất đối với hạt nhân nhẹ. B. lớn nhất đối với hạt nhân nặng. C. giống nhau đối với mọi hạt nhân. D. lớn nhất đối với hạt nhân trung bình. Câu 8. Pin quang điện là nguồn điện biến đổi trực tiếp A. quang năng thành điện năng. B. hóa năng thành điện năng. C. cơ năng thành điện năng. D. nhiệt năng thành điện năng. Câu 9. Đồng vị là những hạt nhân có A. cùng số khối và khác số prôtôn. B. cùng số prôtôn, khác số nơtron. C. cùng số nơtron, khác số prôtôn. D. cùng số khối và khác số nơtron. Câu 10. Hạt nhân X là chất phóng xạ α, sau khi phân rã hạt nhân con có 82 prôtôn và 124 nơtron. Hạt nhân X có 2/4 - Mã đề 101 A. 84 prôtôn và 44 nơtron B. 82 prôtôn và 120 nơtron C. 84 prôtôn và 126 nơtron D. 84 prôtôn và 210 nơtron Câu 11. Tia + là dòng các hạt A. nơtrinô. B. pôzitrôn. C. electron. D. Heli. Câu 12. Trong chân không, ánh sáng có bước sóng nhỏ nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là ánh sáng A. lam. B. đỏ. C. vàng. D. tím. Câu 13. Đại lượng nào dưới đây không được bảo toàn trong phản ứng hạt nhân? A. động lượng. B. điện tích. C. năng lượng toàn phần. D. khối lượng nghỉ. Câu 14. Khoảng cách nào dưới đây bằng khoảng vân? A. Khoảng cách giữa hai vân tối thứ nhất ở hai bên vân trung tâm. B. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc nhất ở hai bên vân trung tâm. C. Khoảng cách giữa hai vân sáng ở hai bên vân trung tâm. D. Khoảng cách giữa vân sáng trung tâm và vân tối thứ nhất. Câu 15. Dụng cụ nào sau đây giúp ta phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại? A. Cặp nhiệt điện. B. Pin quang điện. C. Lăng kính. D. Máy quang phổ. Câu 16. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị khối lượng hạt nhân? A. MeV/c2. B. kg. C. MeV. D. u. Câu 17. Một ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì A. màu sắc thay đổi, tần số không đổi. B. màu sắc không đổi, tần số thay đổi. C. màu sắc và tần số không đổi. D. màu sắc và tần số thay đổi. Câu 18. Chiếu một chùm sáng trắng vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, trên kính ảnh của buồng tối ta thu được A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. B. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau. C. một dải ánh sáng trắng. D. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. Câu 19. Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này A. bị thay đổi tần số. B. bị đổi màu. C. không bị lệch phương. D. không bị tán sắc. Câu 20. Quang phổ vạch phát xạ là A. quang phổ thu được do chất khí có áp suất cao bị kích thích bằng nhiệt. B. những vạch sáng màu riêng lẻ, ngăn cách bởi các khoảng tối. C. một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. D. những vạch tối trên nền của một quang phổ liên tục. 3/4 - Mã đề 101 Câu 21. Một chất phóng xạ ban đầu có No hạt, sau ba chu kì bán rã số hạt nhân bị mất đi của chất phóng xạ này là A. o2N3 B. o1N3 C. o1N8 D. o7N8 Câu 22. Trạng thái cơ bản của nguyên tử là trạng thái nguyên tử có A. năng lượng cao nhất, electron chuyển động trên những quỹ đạo xa hạt nhân. B. năng lượng cao nhất, electron chuyển động trên những quỹ đạo gần hạt nhân. C. năng lượng thấp nhất, electron chuyển động trên những quỹ đạo xa hạt nhân. D. năng lượng thấp nhất, electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất. Câu 23. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng A. có tính chất sóng. B. là sóng siêu âm. C. là sóng dọc. D. có tính chất hạt. Câu 24. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được cấu tạo bởi các hạt A. nuclôn. B. nơtron. C. prôtôn. D. phôtôn. Câu 25. Đặc tính nào dưới đây không phải là đặc tính của quá trình phóng xạ? A. Biến đổi hạt nhân. B. Tự phát. C. Ngẫu nhiên. D. Phụ thuộc vào áp suất. Câu 26. Cho bốn ánh sáng đơn sắc: cam, lục, vàng, lam. Phôtôn của ánh sáng nào có năng lượng nhỏ nhất? A. Cam B. Lam. C. Lục. D. Vàng. Câu 27. Hiện tượng quang điện trong xảy ra ở A. chất bán dẫn. B. chất điện môi. C. chất khí. D. kim loại. Câu 28. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng m, khi chuyển động với vận tốc v thì khối lượng của nó A. tăng lên. B. giảm xuống. C. lúc đầu giảm, lúc sau tăng. D. lúc đầu tăng, lúc sau giảm. Câu 29. Để gây ra được hiện tượng quang điện cho tấm kẽm, ánh sáng kích thích phải có A. cường độ ánh sáng đủ mạnh để thắng liên kết của electron. B. bước sóng ngắn hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của tấm kẽm. C. năng lượng nhỏ hơn công thoát của tấm kẽm. D. bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện của tấm kẽm. Câu 30. Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt A. 9r0 B. 21r0 C. 4r0 D. 16r0 Câu 31. Khối lượng của một hạt nhân luôn A. nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. B. lớn hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. C. nhỏ hơn tổng khối lượng của các nơtron tạo thành hạt nhân đó. D. nhỏ hơn tổng khối lượng của các prôtôn tạo thành hạt nhân đó. Câu 32. Khi nguyên tử từ trạng thái dừng có năng lượng cao chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng thấp thì nó sẽ A. phát ra nhiều phôtôn. B. hấp thụ nhiều phôtôn. C. hấp thụ một phôtôn. D. phát ra một phôtôn. 4/4 - Mã đề 101 Câu 33. Độ lớn của điện tích nguyên tố 191,6.10 Ce = − , hạt nhân 19 9F mang điện tích là A. 181,44.10 C− B. 181,60.10 C− C. 184,48.10 C− D. 183,04.10 C− Câu 34. Bắn hạt nhân  vào hạt 14 7N đang đứng yên gây ra phản ứng sau: 14 7N p X+ → + . Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng vec-tơ vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ , lấy khối lượng của các hạt nhân tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt  gần bằng A. 1,63 MeV B. 1,56 MeV C. 1,36 MeV D. 1,65 MeV Câu 35. Biết hằng số Plăng 346,625.10 J.sh = − và độ lớn của điện tích nguyên tố 191,6.10 Ce = − . Khi nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng có năng lượng -0,544 eV chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng -1,511 eV nó phát ra bức xạ có tần số A. 144,963.10 Hz B. 143,649.10 Hz C. 141,314.10 Hz D. 142,335.10 Hz Câu 36. Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của electron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều, biết tốc độ chuyển động của electron trên quỹ đạo M là 57,30.10 m/s , tốc độ chuyển động của electron trên quỹ đạo O là A. 57,30.10 m/s B. 54,38.10 m/s C. 52,63.10 m/s D. 51,20.10 m/s Câu 37. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 4 m. Trên màn quan sát, người ta đo được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 12 mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 600 nm. B. 720 nm. C. 500 nm. D. 640 nm. Câu 38. Cho 83.10c= m/s, hằng số Plăng 346,625.10 J.sh = − , độ lớn điện tích nguyên tố 191,6.10 Ce = − . Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,37 m , công thoát của kim loại này là A. 0,66 eV B. 0,03 eV C. 3,36 eV D. 1,82 eV Câu 39. Biết bán kính Bo là 11 or 5,3.10 m−= . Bán kính quỹ đạo dừng N trong nguyên tử hiđrô bằng A. 108,48.10 m− B. 102,12.10 m− C. 102,65.10 m− D. 104,77.10 m− Câu 40. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng các từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là D. Khi khoảng cách giữa hai khe là 2a+ a thì khoảng vân bằng 3 mm, khi khoảng cách giữa hai khe là 3a- a thì khoảng vân là 4 mm. Khi khoảng cách giữa hai khe là thì khoảng vân bằng A. 10 3 mm B. 7 60 mm C. 3 10 mm D. 60 7 mm ------ HẾT ------ Họ và tên thí sinh: …………………………………….. Số báo danh: ……………………................. Chữ ký của giám thị 1: ..……………………….. Chữ ký của giám thị 2: ……………………………
00:00:00