Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ 3 Câu 1: Trật tự của chu trình Canvin là: A. Khử APG thành ALPG  cố định CO2  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat). B. Cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  khử APG thành ALPG. C. Khử APG thành ALPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  cố định CO2. D. Cố định CO2  khử APG thành ALPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  cố định CO2. Câu 2: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất? A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH. D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. Câu 3: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2 C. ATP, NADP+và O2 D. ATP, NADPH. Câu 4: Phát biểu sai khi nói về vai trò của quang hợp A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 5: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 6: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài. B. Ở màng trong. C. Ở chất nền. D. Ở tilacôit. Câu 7: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 8: Những cây thuộc nhóm C3 là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu. HOC24.VN 2 C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 9: Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 10: Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? A. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp. B. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. C. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao. D. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao. Câu 11: Điểm bù ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Câu 12: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì: A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
00:00:00