Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 10 CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC CÁC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột D. Cả A, B, C Câu 2: Các nguyên tố ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 3: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là A. 18 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 18. D. 8 và 8. Câu 4: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. Cùng số electron lớp ngoài cùng B. Số lớp electron như nhau. C. Cùng số electron s hay p. D. Số electron như nhau. Câu 5: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron trong nguyên tử X là A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p2 Câu 6: Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg (Z=12), Ca (Z=20), Sr (Z=38), Ba (Z=56). Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều A. giảm dần. B. giảm rồi tăng. C. tăng rồi giảm. D. tăng dần Câu 7: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là A. Na. B. Cl. C. F. D. Cs. Câu 8: Trong cùng một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. B. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng. C. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm. D. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. Câu 9: Đại lượng không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là A. Bán kính nguyên tử. B. Nguyên tử khối C. Tính kim loại, tính phi kim. D. Hóa trị cao nhất với oxi. Câu 10: Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxi là R2O7. Công thức hợp chất khí với hiđro là A. HR. B. RH4. C. H2R. D. RH3. Câu 11: Theo định luật tuần hoàn, tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của A. nguyên tử khối. B. điện tích ion. C. số oxi hóa. D. điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 12: Các phát biểu về các nguyên tố nhóm VIIA như sau: 1/ Gọi là nhóm halogen. 2/ Có 1 electron hóa trị. 3/ Dễ nhận 1 electron. Những phát biểu đúng là A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 1,2 và 3. D. 2 và 3. Câu 13: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 11. X thuộc A. chu kì 3, nhóm IIA. B. chu kì 2, nhóm IVA. C. chu kì 2, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm IA. Câu 14: Cho : . Thứ tự tính kim loại tăng dần là: A. P, Al, Mg, Si, Ca B. P, Si, Al, Ca, Mg C. P, Si, Al, Mg, Ca D. P, Si, Mg, Al, Ca Câu 15: Nguyên tố X thuộc nhóm VA. Công thức oxit cao nhất của X là A. XO3. B. X2O5. C. XO2. D. X2O3. B. TỰ LUẬN Câu 1 : Nguyên tố Magie (Z= 20) a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Mg và ion Mg2+ b) Xác định vị trí của nguyên tố Magie trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. c) Xác định tính chất của nguyên tố Magie (Tính kim loại, phi kim; Xu hướng nhường, nhận electron; Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi, công thức oxit - hidroxit và tính chất; Hóa trị trong hợp chất với hidro, công thức) d) So sánh tính chất của Magie với Stronti (Z=38) và Bari (Z=56) Câu 2: Nguyên tố M thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 40% khối lượng.. Xác định R 20 12 13 14 15, , , ,Ca Mg Al Si P
00:00:00