Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC KHỐI 10 1. Nêu những đặc điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. TẾ BÀO NHÂN SƠTẾ BÀO NHÂN THỰC Kích thước nhỏ Kích thước lớn Nhân chưa có màng bao bọc Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh Tế bào chất không có hệ thống nội màng Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là Ribôxôm Tế bào chất có nhiều bào quan 2. Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (vi khuẩn) - Chưa có màng nhân. - Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc. - Tế bào có kích thước nhỏ (từ 1-5 μm) i Ưu thế của tế bào nhân sơ (vi khuẩn) khi có kích thước nhỏ: - Tốc độ trao đổi chất nhanh. - Sự khuếch tán các chất từ nơi này qua đến nơi khác trong tế bào diễn ra nhanh. - Tế bào sinh trưởng và phân chia nhanh. 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ * Thành tế bào - Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào là peptidoglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbihidrat liên kết với nhau bằng các đoạn polipeptit ngắn) - Vai trò: quy định hình dạng của tế bào Vi khuẩn được chia thành 2 loại + Vi khuẩn Gram dương: có màu tím, thành dày + Vi khuẩn Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng HOC24.VN 2 Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh * Màng sinh chất - Cấu tại từ photpholipit 2 lớp và protein - Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào * Lông và roi - Roi (tiêm mao) cấu tạo từ protein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển - Lông: giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào * Tế bào chất gồm: - Bào tương (dạng keo bán lỏng) không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc - Riboxom: (Cấu tạo từ protein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp protein * Vùng nhân - Không có màng bao bọc - Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng - Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit 4. Trình bày những thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực có cấu trúc màng đơn. * Lizôxôm - Cấu trúc: có dạng túi nhỏ, có 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thủy phân - Vai trò: phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già * Không bào: - Cấu trúc: phía ngoài có 1 lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu - Chức năng: tùy từng loại tế bào và tùy loài + Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải + Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng (TB thực vật) + Ở ĐV nguyên sinh có không bào tiêu hóa và không bào co bóp phát triển 5. Trình bày những thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực có cấu trúc màng kép. * Nhân tế bào - Cấu trúc: + Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 micromet + Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) + Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc thể (ADN liên kết với protein) và nhân con - Chức năng: + Là nơi chứa đựng thông tin di truyền + Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp protein * Ti thể - Cấu trúc: có 2 lớp màng bao bọc + Màng ngoài trơn không gấp khúc + Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp HOC24.VN 3 + Bên trong chất nền có chứa ADN và riboxom - Chức năng: + Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP * Lục lạp (Chỉ có ở thực vật) - Cấu trúc: + Phía ngoài có 1 lớp màng bao bọc + Phía trong: .) Chất nền không màu có chứa ADN và riboxom .) Hệ túi dẹt gọi là tilacoit: màng tilacoit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana nối với nhau bằng hệ thóng màng - Chức năng + Có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học - Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật 6. Tại sao nói: “Màng sinh chất có cấu trúc mô hình khảm động”? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì đối với tế bào? Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin). Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất. Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất 1 cách có chọn lọc. 7. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNGVẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG GIỐNG - Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào. - Không làm biến dạng màng sinh chất. KHÁC NHAU - Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Không tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng. 8. Thế nào là vận chuyển thụ động? Trình bày các kiểu vận chuyển thụ động. - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. - Nguyên lí: Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. * Các kiểu vận chuyển thụ động a) Thẩm tách HOC24.VN 4 - Là sự khuếch tán các chất tan qua màng sinh chất. - Theo 2 cách: + Trực tiếp qua lớp phôtpholipit. + Qua kênh prôtêin xuyên màng. b) Thẩm thấu - Là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất. - Nhờ vào kênh aquaporin. 9. Thế nào là vận chuyển chủ động? Trình bày cơ chế và ý nghĩa của vận chuyển chủ động. - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần tiêu tốn năng lượng và cần có các prôtêin vận chuyển đặc hiệu cho từng loại chất cần vận chuyển. - Cơ chế: ATP gắn vào prôtêin vận chuyển → biến đổi cấu hình prôtêin vận chuyển → liên kết được với các chất cần vận chuyển → đẩy chúng ra ngoài tế bào hoặc đưa chúng vào trong tế bào. - Ý nghĩa: tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào. 10. Sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào? a) Sự chênh lệch nồng độ của chất tan ở môi trường bên trong và bên ngoài tế bào - Môi trường ưu trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Chất tan di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào. - Môi trường đẳng trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào. - Môi trường nhược trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào. b) Đặc tính lí hóa của chất tan - Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ như CO2, O2, …8 khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit. - Các chất phân cực, có kích thước lớn như glucôzơ 8 khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. 11. Phân biệt 3 loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương về khái niệm, chiều di chuyển của chất tan và chiều di chuyển của nước. Môi trườngKhái niệmChiều di chuyển của chất tan Chiều di chuyển của nước Ưu trương Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Ngoài tế bào8 trong tế bào Trong tế bào 8 ngoài tế bào HOC24.VN 5 Đẳng trương Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào. Không di chuyển Không di chuyển Nhược trương Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Trong tế bào 8 ngoài tế bào Ngoài tế bào8 trong tế bào 12. Thế nào là nhập bào? Nhập bào gồm những loại nào? - Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. - Gồm 2 loại: + Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào. + Ẩm bào là phương thức đưa giọt dịch vào tế bào 13. Khái niệm năng lượng: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công - Trạng thái của năng lượng + Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công + Thế năng: là dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công - Các dạng năng lượng trong tế bào (hóa năng, nhiệt năng, điện năng) + Hóa năng: năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học (ATP) + Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể và tế bào 14. Trình bày cấu tạo và chức năng của ATP ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào * Cấu tạo: ATP là hợp chất cao năng gồm - Bazo nito Adenin - Đường ribozo - 3 nhóm photphat Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng * Chức năng: sử dụng năng lượng ATP trong tế bào - Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào - Vận chuyển các chất qua màng - Sinh công cơ học (sự co cơ, hoạt động lao động …) 15. Chuyển hóa vật chất - Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào - Bản chất chuyển hóa vật chất gồm: + Đồng hóa: là tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ chất đơn giản + Dị hóa: phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác và cho quá trình đồng hóa - Vai trò: giúp cho tế bào sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và vận động HOC24.VN 6 16. Trình bày khái niệm, cấu trúc, cơ chế tác động và các yếu tố ảnh hưởng đên hoạt động của enzim * Khái niệm: là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ững * Câu trúc - Thành phần là protein hoặc protein kết hợp với chất khác - Enzim có vùng trung tâm hoạt động: + Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim để kết hợp với cơ chất + Cấu hình không gian của enzim tương ứng với cấu hình cùa cơ chất * Cơ chế tác động của enzim Cơ chất Cơ chế tác độngEnzim + cơ chất →enzim cơ chất Enzim tương tác với cơ chất để tạo thành sản phẩm và enzim được giải Kết luậnEnzim kết hợp với cơ chất mang tính đặc thù Enzim xúc tác cá hai chiều của phản ứng * Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim - Nhiệt độ: mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất - Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp (đa số pH = 6 – 8) - Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của enzim tăng sau đó không tăng - Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: có thể làm tăng hoặc ức chế hoạt tính của enzim 17. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - Enzim xúc tác phản ứng sinh hóa trong tế bào - Tế bào tự điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế - Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa
00:00:00