Vòng 2

Câu 1: Ta có bảng phân biệt:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

- Do bẩm sinh mà có

-Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.

- Có tính bền vững.

- Có tính di truyền, mang tính chủng loại.

- Số lượng có hạn.

- Cung phản xạ đơn giản.

- Trung ương ở trụ não, tủy sống.

- Do học tập, rèn luyện mà có

- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

- Dễ mất khi không củng cố.

- Mang tính cá thể, không di truyền.

- Số lượng không hạn định.

- Hình thành đường liên hệ tạm thời.

- Trung ương ở vỏ não.

VD: Khi thức ăn chạm vào lưỡi, lưỡi lập tức tiết nước bọt.  VD: Khi thấy trời sầm sì sắp mưa, vội bước về nhà hoặc mau tìm chỗ trú.

Câu 2: 

- Ta nói noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh vì hệ thần kinh được tạo bởi các mô thần kinh. Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh, gọi là noron. Mỗi noron gồm thân chứa nhận, sợi nhánh và sợi trục. Sợi nhánh và sợi trục tạo nên chất trắng là đường dẫn truyền xung thần kinh. Thân chứa nhân tạo nên chất xám.

\(\rightarrow\) Noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

- Noron là đơn vị chức năng của hệ thần kinh vì chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển hoạt động của các cơ quan. Noron thần kinh có vai trò cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Căn cứ vào chức năng, người ta phân biệt 3 loại noron (noron hướng tâm, noron li tâm, noron trung gian). Mỗi loại noron tạo nên 1 cung phản xạ. Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

\(\rightarrow\) Noron là đơn vị chức năng của hệ thần kinh.

Câu 3: Khi mở nilon ra vài giây thì da thịt xọp xuống thành lớp bột mịn vì trong quá trình phân hủy, phốt-pho trong chất hữu cơ (da thịt) khi tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ bị đốt cháy và tan ra thành bột. 

Câu 4: 

a) Các cốc có hạt không nảy mầm: Cốc 2, cốc 3, cốc 4, cốc 5, cốc 6.

b) Hạt không nảy mầm do:

+ Cốc 2: thiếu không khí.

+ Cốc 3: thiếu nước.

+ Cốc 4: thiếu ánh sáng.

+ Cốc 5: thiếu độ ẩm.

+ Cốc 6: thiếu ánh sáng, thiếu độ ẩm.

c) 2 cốc đối chứng sự cần thiết của nước cho hạt nảy mầm: cốc 1 và cốc 3.

d) 2 cốc đối chứng sự cần thiết của ánh sáng cho hạt nảy mầm: cốc 1 và cốc 4.

e) 2 cốc đối chứng sự cần thiết của không khí (OXI) cho hạt nảy mầm: cốc 1 và cốc 2.

Câu 5:

- Rễ là cơ quan sinh dưỡng của thực vật. Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

- Nếu nối các lông rễ của cây lúa mạch có thể dài đến 20000 mét, điều đó chứng tỏ rễ lúa mạch cắm rất sâu vào lòng đất và không ngừng thay lông rễ.

- Trong lông rễ lúa mạch chứa đến 13 loại vitamin, 10 khoáng chất, 17 axit amin và hơn 100 enzim có lợi cho sức khỏe con người.

Câu 6: 

- Phân biệt cá mương cái và cá mương đực (bỏ qua)

- Không nên nuôi cá trong nước máy vì nước máy chứa clo và tỉ lệ cá chết rất cao nếu không khử clo. Nếu nước máy đã được xử lí cơ bản nhưng những tạp chất dư thừa như clo, asen, ... bị nhiễm là không tránh khỏi. Cá nuôi nước máy sẽ bỏ ăn, bơi chậm, và một thời gian sau sẽ chết.

Điểm  16

Nhận xét: Câu 1 (5đ) Câu 2 giải thích tốt song vẫn chưa hoàn toàn (4đ) Câu 3 không phải đốt cháy trong không khí đâu bạn (0đ) Câu 4 a và b sai chỗ không đáng còn lại thì đúng hết (3đ) Câu 5 Chưa chính xác phần lông rễ lúa mạch (1,5đ) Câu 6 (2,5đ)