Đề thi chính thức

Đề số 2 (Đây là cảm nghĩ thật sự của mình đang trải) :

"Muốn xây dưng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục..."

Thử hỏi bây giờ có còn thế ? Xây dựng đất nước thì nhà nước chỉ chú trọng đến công nghiệp, ngoại giao,... để lại món nợ khổng lồ (mỗi người gánh nợ công trên 22 triệu đồng/ người), giáo dục thì có gì ? Trường học thì bóc lột các em từng cái một : Giáo viên mà không đi học thêm thì mơ đời học sinh được điểm cao, nhà trường cứ hở việc gì động đến tiền bạc thì thúc ép học sinh đóng cho bằng được... còn nhiều việc nhạy cảm khác.

Nền giáo dục Việt Nam thì đang trong bờ "ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập như giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là quốc sách hàng đầu."

Các tiêu cực giáo dục như : 

- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
 
- Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống…
 
- Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối.
 
- Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước.
 
- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực của một bộ phận còn thấp.
 
- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phương châm.
 
- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập.
 
- Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế, chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyết sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.

(Sưu tầm từ Internet).

Vế đầu tiên của câu nói "Muốn xây dựng đất nước phải phát triển giáo dục..." đã có những tiêu cực như vậy, thì vế sau "....phải trọng dụng người tài"- người tài ở đâu, chỗ nào trong hệ thống giáo dục như thế này ?

Chấp nhận nhận điểm 1 cho bài viết này, nhưng giáo dục đã không còn đơn thuần là giáo dục nữa rồi :)

Điểm  0

Nhận xét: Hay lắm! Tui nghĩ những điều này hoàn toàn đúng cả lại điểm 1 dành cho thánh coppy chứ tui k dành cho nhưng bài viết chân thực :)) Bài này tui sẽ coi như là 1 ý kiến về xã hội trong nền giáo dục sẽ ko để điểm bài này. Nếu đc thì khi nào tui xin thầy tổ chức cuộc thi " Bàn luận về vấn đề giáo dục " mong bạn sẽ tham gia =))